BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn HỒI KÝ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn HỒI KÝ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2019

TRƯỜNG CẤP 3 HÀM TÂN VÀ TÔI… - Đoàn Thuận


           
                           Tác giả Đoàn Thuận


          TRƯỜNG CẤP 3 HÀM TÂN VÀ TÔI…
                      (Kính tặng thầy Thái Mạnh Hoài)
                                                                                        Đoàn Thuận

* Tháng Tư năm 1975, sau khi “học tập cải tạo tại chỗ”, tôi được cấp “Giấy phép làm thợ hồ”, theo nghề của Ba tôi. Hôm sau, Ban Quân Quản giao tôi “tu sửa trường lớp” ở Trung học Bình Tuy cũ…

Tôi lên trường nhận việc. “Nhóm thợ hồ” chúng tôi nhận tu sửa dãy phòng học cũ làm “khu tập thể” gần cổng sau, và xây mới “bếp ăn tập thể” cùng bốn nhà vệ sinh. Khi xong việc, tôi đến trình Bác Kích, bác bảo vệ trường. Bác nói với tôi “trước cầm phấn, giờ cầm bay”. Như vậy, từ đây tôi không còn đi dạy nữa, dù đã dạy học ở quê nhà La Gi gần hai năm. Tôi úp bàn tay phải lên trụ cổng sau và thầm từ giã trường Trung học Bình Tuy, với nỗi buồn không lời...

             
                    Trường Trung Học Bình Tuy (trước năm 1975), 
                              tiền thân trường Cấp 3 Hàm Tân (sau năm 1975)
                  

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2019

TRƯỜNG TRUNG HỌC BÌNH TUY VÀ TÔI - Đoàn Thuận


          
                       Tác giả Đoàn Thuận


         TRƯỜNG TRUNG HỌC BÌNH TUY VÀ TÔI 
                                                                             Đoàn Thuận

 Về lại Quê Nhà, nhưng với tôi, Lagi còn nhiều điều lạ lẫm, vì tôi đã xa quê lưu lạc từ ngày bé thơ, dù có đôi lần đi về.
 Sau đình chiến 1954, tôi về thăm Mẹ, và ở lại chăn trâu gần hai năm, nhưng chỉ quanh quẩn nơi cánh đồng Tân Lý. Năm 1960, khi Má tôi chuyển gia đình từ Bình Châu về xã Phước Hội, huyện Hàm Tân, tôi chỉ về thăm nhà vào dịp Tết, hoặc nghỉ hè...
 Cuối năm 1972, từ Hà Tiên, tôi chính thức chuyển nhiệm sở về Trung học Bình Tuy, gần như trong ngành giáo dục, mọi người xa lạ với tôi. Thường ngày, tôi đến thẳng lớp, dạy xong về nhà, ngại giao tiếp trừ khi cần thiết.

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN – Lê Hữu Thăng


            
                             Thầy Lê Hữu Thăng


TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 
                                                                                  
Dù ngôi trường ngày nay không còn tồn tại về mặt vật chất, nhưng tên tuổi của trường vẫn lưu truyền mãi mãi trong con tim của người dân Quảng Trị - nhất là trong lòng những thế hệ học sinh của ngôi trường được vinh dự mang tên Chúa Tiên. Xin tạ ơn quý vị thân hào nhân sĩ, quý vị phụ huynh học sinh của thập niên 1950 đã có tầm nhìn xa trông rộng, góp nhiều công sức xây dựng nên trường Trung học Nguyễn Hoàng. Xin tạ ơn quý thầy cô giáo đã hy sinh, tận tụy khai sáng trí tuệ, truyền đạt tư tưởng một nền giáo dục “nhân bản, dân tộc và khai phóng” để hàng chục thế hệ học sinh của trường Nguyễn Hoàng được thành danh, thành người hôm nay.
Vừa thoát khỏi ách đô hộ 80 năm của thực dân Pháp, một nạn đói kinh hoàng xảy ra vào cuối năm 1944 đến tháng 5-1945 trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Trị trở ra khắp vùng Bắc Bộ, đã giết chết hàng trăm ngàn người dân nước Việt. Xác người chết đói nằm rải rác trên các cánh đồng, trên những nẻo đường thị xã. Tiếp theo là những năm tháng chiến tranh khốc liệt đã hủy diệt môi trường sinh sống, đồng ruộng bỏ hoang, cơ sở cộng đồng, trường học bị bom đạn tàn phá. Trong hoàn cảnh ấy, tháng 9-1952, tiếng trống khai giảng trường Trung học Quảng Trị - tiền thân trường Trung học Nguyễn Hoàng đã vang lên như một giấc mơ huyền thoại của thế kỷ, như một tia sáng nhiệm màu soi đường cho tương lai tuổi trẻ Quảng Trị. Một ngày hội tưng bừng của phụ huynh học sinh và của cả cư dân trong tỉnh.

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

BÊN CHIẾU RƯỢU VỚI VÕ THÌN – Đỗ Tư Nhơn


            
                      Tác giả bài viết  Đỗ Tư Nhơn 


         BÊN CHIẾU RƯỢU VỚI VÕ THÌN
                                                                                        Đỗ Tư Nhơn

Ai đã từng ngồi chung chiếu rượu với Võ Thìn chắc không thể nào quên giọng ngâm thơ hào sảng, đầy tâm huyết của anh. Những câu thơ của Bùi Giáng, Phạm Thiên Thư, Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Phan Phụng Thạch… và bằng hữu khi thì bay bổng, lúc thì đằm sâu vào tân tâm can của người đồng cảm đồng điệu mà cuộc đời xô dạt nổi trôi đây đó về gặp lại, cùng ngồi xuống bên nhau quên đi bao nhọc nhằn phiền muộn. Chiếu rượu với Võ Thìn có thể nói là chiếu rượu ân tình tri ngộ. 

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

HỒI TƯỞNG VỀ NGƯỜI ANH, NHÀ THƠ PHAN PHỤNG THẠCH. - Phan Ngọc Bích


              
              Nhà thơ Phan Phụng Thạch


HỒI TƯỞNG VỀ NGƯỜI ANH - NHÀ THƠ PHAN PHỤNG THẠCH
                                                                        Phan Ngọc Bích

Anh tôi sinh năm 1942, là anh  trai thứ ba trong  gia đình có  bảy anh chị em .Tên khai sinh là Phan Ngọc Thạch, nhưng mọi người quen gọi Phan Phụng Thạch - bút hiệu của những bài thơ được yêu thích trên tạp chí Văn, Bách Khoa, Nghệ Thuật ở Sài Gòn từ năm 1964 đến 1972…Thuở nhỏ, trong nhà gọi anh một cách thân thương là Vinh. Cha tôi và  nhà thơ Phan Văn Dật là anh em chú bác lạị, học cùng khóa ở trường Khải Định. Về sau cha tôi làm trợ-giáo rồi tham gia mặt trận chống Pháp, bị giặc bắt và bắn chết năm 1948 lúc anh Thạch vừa sáu tuổi, còn tôi ba tuổi. Quê hương chìm trong khói lửa, gia đình chúng tôi vào  Huế một thời gian nhờ sự giúp đỡ của bà con họ tộc. Sau hiệp định Geneve , anh Thạch về Quảng Trị học trường trung học Nguyễn Hoàng từ năm 1955 cho đến đỗ tú tài 1. Anh học để thi tú tài 2 ở Trường Petrus Ky - Sài Gòn. Sau đó anh theo học Khoa Sử-Địa thuộc Đại Học Văn khoa - Huế và xin dạy hợp đồng ở trường cũ, cho đến khi tốt nghiệp khóa Khả năng sư phạm mở tại Sài Gòn anh được vào biên chế, vừa dạy vừa làm quản thủ thư viện nhà trường.                                                                 

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

NHỮNG NGƯỜI CHUNG QUANH TÔI - Nguyễn Thị Giáng Hương


           
                   Cô giáo Nguyễn Thị Giáng Hương

            
        NHỮNG NGƯỜI CHUNG QUANH TÔI
                 Nguyễn Thị Giáng Hương (CGS NH 1973-1975)


Mùa Xuân đang ngự trị trên đất nước: Cây cỏ vươn mầm xanh mướt trông thật mát mắt. Bầu trời như trong hơn, xanh hơn và lòng người cũng rộn ràng hơn với những niềm hy vọng mới.
Sau buổi tối họp mặt NH Saigon tại nhà hàng Kim Thanh, dân Nguyễn Hoàng chúng tôi đã tham quan miền Tây Nam Bộ vào ngày 16 tháng giêng âm lịch. Đây là lần thứ ba tôi tham gia đoàn với các cựu học sinh Nguyễn Hoàng. Lần đầu là ngày đầu năm tết dương lịch - tôi theo đoàn về Hàm Tân dự lễ mừng thọ thầy Lê Văn Quýt; mùa thu năm ngoái tham gia tour Kampuchia và chuyến nầy là du lịch sông nước miền Tây.

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

TƯỞNG NHỚ ANH TRẦN VĂN LỮ - Đỗ Tư Nhơn


            
                  Thầy Đỗ Tư Nhơn – tác giả bài viết


             TƯỞNG NHỚ ANH TRẦN VĂN LỮ 
                                                                                        Đỗ Tư Nhơn

Mỗi khi tưởng nhớ những người bạn trân quí một thời dưới mái trường trung học Nguyễn Hoàng Quảng Trị đã sớm lìa cõi tạm về chốn vĩnh hằng, lòng tôi không tránh khỏi bồi hồi xúc động. Điều đó khiến tôi tìm lại trong ký ức từng khuôn mặt, dáng hình, mường tượng từng cử chỉ, nụ cười… nhằm phác thảo bức chân dung tinh thần của bằng hữu. Tôi đã thắp nén tâm hương mỗi độ xuân về để thương tiếc các anh Phan Phụng Thạch, Trần Thương Bá, Đặng Sĩ Tịnh, Trần Đình Bé trong từng giai phẩm Hương Quê Nhà (SG) đặc san  Nguyễn Hoàng (Huế). 

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2019

GIAI THOẠI CỦA THI SĨ - Bùi Chí Vinh

Nguồn:
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=13905&rb=0101


            
                                     Nhà thơ Bùi Chí Vinh


GIAI THOẠI CỦA THI SĨ

Vừa rồi, sau khi ra mắt hai tập Thơ tình Bùi Chí Vinh và Thơ đời Bùi Chí Vinh trong nước lẫn trên mạng, tình cờ tôi được nghe một số giai thoại hay hoặc không hay của thiên hạ bàn tán về mình. Ðối với tôi, hay hoặc không hay đều vẫn là giai thoại. Nhưng giai thoại phải có cơ sở xác đáng, có thực tế chứng minh, có những người trong cuộc chứng kiến thì giai thoại đó mới trường tồn, truyền khẩu hợp lý và khoa học được. Những giai thoại đồn đại chung quanh hình tích, sự đi đứng, năng khiếu làm thơ ứng khẩu của tôi xuất hiện ngay từ sau giải phóng, lúc tôi còn rất trẻ, đang làm việc tại một tờ báo và chỉ mới 21 tuổi đầu. Giai thoại mỗi ngày mỗi phát triển thêm lúc tôi đi bộ đội, rồi đi giang hồ, rồi làm đủ mọi thứ nghề để sống, thậm chí cả giai thoại lúc tôi bày tỏ chính kiến của mình…

TƯỞNG NHỚ VỀ NHẤT LINH ! - Trương Kim Anh

Nhà văn Trương Kim Anh ngay từ thời ấu thơ đã có nhiều kỷ niệm đẹp với "bác Nguyễn Tường Tam". Mời đọc bài viết của bà về nhà văn Nhất Linh.

           


Nhà văn Nhà văn Trương Kim Anh sinh 1946, tại Hà Nội, là ái nữ của nhà báo kiêm dịch giả Trương Bảo Sơn và nhà văn Nguyễn Thị Vinh. Năm 1953 theo cha mẹ di cư vào Nam, Trương Kim Anh lớn lên, đi học, lập gia đình ở Sài Gòn. Năm 1967-1974 bà theo chồng sống tại Nha Trang. Năm 1980 bà cùng chồng con định cư tại Na Uy. Trương Kim Anh bút hiệu Bạch Liên Trương Kim Anh, là dịch giả của một số truyện Dân Gian Na Uy của hai nhà văn nổi tiếng Peter Christen Asbjørnsen và Jørgen Moe; Căn Nhà Búp Bê của kịch tác gia Henrik Johan Ibsen… 

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019

AI ĂN TRỨNG LỘN ! - Đinh Hoa Lư


           
                                      Tác giả Đinh Hoa Lư


               AI ĂN TRỨNG LỘN !

Nói về ăn hàng về đêm, chúng ta hay nhớ về hàng chè gánh như người viết vừa kể. Cũng ban đêm, nhưng có một thứ hàng hay nách một bên thôi, đó là TRỨNG LỘN. Trứng lộn là thứ hàng ăn không nhiều đến nỗi O đi bán phải gánh. Tuy là cái thúng nách một bên hông, nhưng loại hàng ăn này không phải là rẻ tiền, dễ mua.

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2019

ÔNG TÀU BÁN PÁNH PÒ VÀ ÔNG PHƯƠNG KẸO KÉO - Đinh Hoa Lư


         
                                   Tác giả Đinh Hoa Lư


    ÔNG TÀU BÁN PÁNH PÒ VÀ ÔNG PHƯƠNG KẸO KÉO

Rồi cũng về lại phố xưa
Về trong mùa thu bồi hồi làn mưa lối vắng
Rồi cũng về lại phố quen
Về trong tình em dịu dàng, dịu dàng ...
                                    Về Lại Phố Xưa
                                 Tác giả: Phú Quang

ÔNG TÀU BÁN PÁNH PÒ

Có những người Tàu ly hương từ thời ông vải ông cố chúng ta. Họ sống ở Việt Nam quá lâu nên tuy nói tiếng Tàu mà họ vẫn dùng tiếng Việt như tiếng mẹ đẻ. Ai cũng biết người Tàu thích mua bán; ví dụ quanh chợ Quảng Trị có những tiệm người Tàu. Nhưng không phải người Tàu nào cũng mua bán lớn như ở chợ Quảng Trị. Có mấy ông Tàu quanh năm suốt tháng vẫn trung thành với cái nghề thủ công của mình không hề thay đổi.
Đó là lý do người viết muốn dùng chữ "pánh pò" thay cho bánh BÒ

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2019

MỘT THỜI KẸO XÓC - Đinh Hoa Lư



                                                    Dĩa kẹo xóc


    MỘT THỜI KẸO XÓC
    (Cám ơn bạn Trần Tài đã nhắc Kẹo Xóc Trường Nam Quảng Trị)

Những đứa học trò Trường Nam Quảng Trị làm sao quên được kẹo xóc Ôn Phổ?
Có nhiều điều đáng nhớ cho các cậu nam sinh (xin mở ngoặc ra đây không có các cô), đó là hai cái cổng trường. Nhộn nhịp nhất là cổng sau ngó ra đường chính Trần Hưng Đạo. Cái cổng chính ngó ra bờ sông ít ai đi, tuy là chính nhưng nó quạnh hiu nhất.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019

ĂN HÀNG CHỢ SÃI - Hồi ký của Đinh Hoa Lư

Nguồn:
http://ngayxuaquangtri.blogspot.com/2018/07/nho-nem-lui-sai.html



         
                                   Tác giả Đinh Hoa Lư


            ĂN HÀNG CHỢ SÃI
                                                                   Đinh Hoa Lư

Thuở 'ăn hàng' của chúng tôi xem ra cũng 'xưa' lắm nhất so với nhịp độ phát triển của đất nước hiện nay. Tuy thế khi tâm hồn mình còn gắn bó với yêu thương và tiếc nhớ với những gì mộc mạc bình thường hay nói khác đi những nét đời bình dị của một thời đã qua thì chúng ta hay thích kể lại.

Chúng ta nhắc lại cũng có khi lại muốn cho con cháu sau này hình dung ra hay cho chúng ta cùng nhau nhớ về tuổi nhỏ. Nhớ làm sao hình ảnh ngày đó, một thời vui chơi; nào là hương đồng cỏ nội khi lang thang bắn chim câu cá cạnh bờ tre mép nước. Cũng không quên được phố chợ một thời bao ngõ đi về ấm áp tình thân... Tôi còn nhớ thầy giáo cũ của trường Nguyễn Hoàng là Lê Nghiêm Kính đã nhắc lại lời một nhà văn một câu đại khái như sau "quá khứ và kỷ niệm như một chiếc gối thật êm ái cho chúng ta tựa vào những lúc trống vắng để an ủi tâm hồn người nhất là khi tuổi đã về chiều"... tôi nghĩ rằng lời nói của thầy thật thâm thúy vì chúng ta là những lớp người đã đến lúc ngoái đầu lui về dĩ vãng. Riêng tôi hay nhớ về những gì bình dị và chân chất, vô tư, những thú vui thời tuổi trẻ trong vùng kỷ niệm mà nhà văn Huy Phương có nói ở trên để làm "chiếc gối kê êm ái nhất" cho đời mình.

        

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

CƠN LỤT THÁNG MƯỜI - Đinh Hoa Lư






Lời dẫn :
Mỗi độ nước lụt về ngang thành phố Quảng Trị, mặt hồ bao quanh Thành Cổ tràn đường Duy Tân, Lê thái Tổ, Phan đình Phùng, Lê văn Duyệt. Thành phố Quảng Trị xưa có các đồng ruộng Thạch Hãn phía Nam, Quy Thiện phía Đông, Hạnh Hoa Cổ Thành phía Bắc. Mỗi lần lụt tràn Thạch Hãn, nước thuờng theo nhánh sông Vĩnh định băng qua cầu Rì Rì tràn vào đồng Cổ Thành Hạnh Hoa đầu tiên. Cái đập Rì Rì không bao giờ ngăn được múc nước. Riêng về con đường Gia Long, còn gọi là đường Bờ Sông, chạy nắp theo thành phố Quảng Trị thường bị lụt tràn qua, có khi vào đến Chợ. Cầu Ga coi vậy nhưng rất kiên cố, chưa bao giờ bị nước lụt cuốn trôi, ngoại trừ sụp đổ do cuộc chiến 1972 thôi.

Sau 1975 lụt không còn vì sông Thạch Hãn bị ngăn làm một cái đập có tên là Đập Trấm. Tuy vậy lụt vẫn xảy ra được nếu người ta xả lũ theo cách của thời sau này. Đây là nạn lụt do người tạo ra. Còn những trận lụt thiên nhiên do 'trời làm ra' thì chỉ còn trong ký ức của người QT, những "Cơn Lụt Tháng Mười" như tựa đề của người viết vậy.

Bài này tuy đã đăng, sau khi được hiệu đính và tái đăng để gửi đến bạn bè của người viết từng lớn bên những con đường thân quen xung quanh ngôi THÀNH CỔ.

                                                                Đinh Hoa Lư (15/4/2015)

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2019

THEO BÓNG THỜI GIAN - Đinh Hoa Lư

Mai đây trên những lối đi hướng đến tương lai nơi quê hương thứ HAI này, đằng sau có một lối về đó là quê hương là nơi 'chôn nhau cắt rốn' của con. Những người thân thuộc sẵn sàng dang tay đón bước con về. Một vùng quê có khu vườn xưa là nguồn sống cho cả nhà mình. Hình ảnh mẹ con tảo tần đi bán chợ xa hay những lúc ba con chống cuốc lặng nhìn giàn mướp hoa lá tươi xanh dưới vòm trời lộng gió.

        
                                  Tác giả Đinh Hoa Lư


          THEO BÓNG THỜI GIAN

Xã Sơn Mỹ, Hàm Tân nó gắn bó với gia đình tôi hơn mười năm trời. Từ lúc hai vợ chồng tôi lấy nhau với hai bàn tay trắng cũng tại đây. Cho đến lúc 'sản xuât' ra bầy con năm đứa cũng tại xã này. Cảnh nhà đông đúc như vậy, vợ giáo viên chồng làm rẫy cho đến ngày giã từ quê hương.
Hơn mười năm trời sống tại đây gia đình tôi có rất nhiều kỷ niệm với một vùng quê sát biển. Tôi không bao giờ quên được hình ảnh bao triền cát, những vực đất lỡ lói đỏ ối ăn ra tận mép sóng đại dương. Rừng Sơn Mỹ lúc này cũng gần biển đó là những thuận lợi cho người nào vừa làm hai nghề một là ngư dân hai là nông dân hay tiều phu phá rừng làm rẫy.

       

CÁI NOỐNG - Võ Văn Cẩm


       


          CÁI NOỐNG
           Gia tài quý giá mà cha tôi để lại

Trong những ngày oi bức nhất của năm, với cơn gió Lào khắc nghiệt, tôi có mặt ở quê nhà 14/7/2019. Tôi còn nặng nợ với quê hương, với đồng môn, với ngôi trường mà tôi được học.
Lần này theo tiếng gọi của bạn bè, trong vòng tay yêu thương trìu mến của đồng môn, trong réo rắt, gợi nhớ của một ngôi trường, trong sâu thẳm trái tim mình, những hình ảnh và bao kỷ niệm thời bé dại.

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2019

AI VỀ QUẢNG TRỊ ĐÔNG HÀ - Trần Kiêm Đoàn

Kỷ niệm 35 năm Mùa Hè Đỏ Lửa (1972-2007), viết tặng các học sinh Nguyễn Hoàng và thanh niên Hồng Thập Tự Quảng Trị

                                                                                  Trần Kiêm Đoàn


      
                 Tác giả Trần Kiêm Đoàn bên bờ Bắc cầu Bến Hải 
                                          – Mùa Hè 2007


AI VỀ QUẢNG TRỊ ĐÔNG HÀ 

Ai về Quảng Trị Đông Hà,
Hỏi o lòng thả, heo bà… lặt chưa ?!

Hồi còn làm trưởng Thanh Niên Hồng Thập Tự Quảng Trị thời Hồi Cư năm 1973, các em học sinh và đoàn sinh của tôi vẫn thường đặt bày hát “đía” như thế để chọc mấy em nữ sinh bán quán lòng thả ở Hải Lăng, Diên Sanh. Và nghe đâu, giới giàu kinh nghiệm món lòng thả cho rằng, giống heo đực lặt… tiệt sau ba tháng, đem nấu lòng thả mới ngon tuyệt cú mèo (?).

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2019

CA SĨ THANH THÚY VIẾT TƯỞNG NIỆM NHẠC SĨ TRÚC PHƯƠNG: KHI CUỘC ĐỜI CHIA HAI LỐI…

Nguồn:
https://nhacxua.vn/thanh-thuy-viet-tuong-niem-nhac-si-truc-phuong-khi-cuoc-doi-chia-hai-loi/?fbclid=IwAR1STJ4SwoX1ohPiy1WJTzcQnC2nk3IlwXN-9GrUaIaCQwzf5nr8VFifu0E



        

Anh và tôi không hẹn, nhưng đã gặp nhau trên con đường sống cho kiếp tằm. Anh trút tâm sự qua cung đàn, còn tôi qua tiếng hát. Trong khoảng thập niên 60, tên tuổi anh và tôi như đã gắn liền với nhau: nhạc Trúc Phương, tiếng hát Thanh Thúy.
Như một định mệnh, tôi vào đời ca hát đúng vào thời điểm anh say mê sáng tác, và tình cờ trở thành vị sứ giả đem tâm sự anh đến mọi người, những người không nhiều thì ít cùng mang một tâm sự với anh. Tâm sự về tuổi thơ mộng, về tình yêu dịu dàng của đôi lứa (dù trong bối cảnh đau thương của đất nước),về chuyện tình dở dang, về cuộc đời…

      

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2019

THẦM LẶNG - Lê Nguyên Tuấn

Bài viết này như những lời tâm sự của tôi dành cho người mẹ thân yêu của mình, không trau chuốt văn chương vì tôi không có năng khiếu đó. Tôi chỉ biết viết bằng con tim của một người con yêu thương mẹ.
Hôm nay khi cơn bệnh alzheimer quái ác đang làm cho mẹ mất đi nhiều trí nhớ, tôi chỉ ước mong khi nghe hay đọc bài nầy mẹ sẽ cảm nhận được một phần trong những gì tôi ấp ủ là tôi thật sự hạnh phúc lắm rồi.
                                                                                 Lê Nguyên Tuấn




THẦM LẶNG

Người ta hay cảm tác thơ chứ ít ai cảm tác đoạn văn hay là bút ký, nay tôi lại làm chuyện lạ lùng đó .Chung quy là tôi đang “feeling”, đang cảm nhận rất sâu lắng từ bài viết của người con gái nhà văn Doãn Quốc Sĩ viết về mẹ mình.
Thật là một sự khập khiễng khi so sánh với sự nghiệp của nhà văn Doãn Quốc Sĩ, nhưng ba mẹ tôi vẫn có những sáng ngời trong nhân cách sống và dấn thân với xã hội.
Tôi viết bài này để dâng tặng người mẹ yêu thương của tôi, đồng thời thể hiện sự đồng cảm với con gái của nhà văn Doãn Quốc Sĩ khi cả hai bà đang lâm vào căn bệnh alzheimer quái ác. Hôm nay, tôi viết với tất cả thổn thức, đau nhói trong trái tim và cay xè trên đôi mắt. Nước mắt chỉ chực trào ra khi những kỷ niệm của hàng chục năm về trước chợt tràn về.


Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

ĐƯỜNG TÔI ĐI HỌC – Nguyễn Văn Quang


       
                 Tác giả Nguyễn Văn Quang


         ĐƯỜNG TÔI ĐI HỌC 
                     
Quê tôi - làng An cư, là một ngôi làng nhỏ thuộc xã Triệu Phước. Làng nằm cạnh một dòng sông, đoạn cuối của hợp lưu hai sông Thạch Hãn và sông Hiếu đổ ra cửa Việt. Tên làng, tên xã nghe thì bình yên, hạnh phúc thế, nhưng quả thực dân chẳng an cư và chẳng được phước lộc là bao!
Sống nơi nước mặn đồng chua, dân thuần nông không đủ gạo ăn, phải đi làm thuê khắp bốn phương trời. Nghe câu hát của Duy Khánh (một người con của làng) thì đủ thông cảm:

Quê hương em nghèo lắm ai ơi
Mùa đông thiếu áo, hè thời thiếu ăn!

Nhà tôi không đến nỗi ba đời ăn củ chuối nhưng cũng ba đời đi ở đợ, làm thuê! Ông nội tôi lên làm thuê tận trên vùng sơn cước, Cha tôi và hai chú tôi phải đi ở giữ trâu, phụ cày cho nhà giàu tại ba xã khác nhau; tôi mồ côi cha lúc bảy tuổi, hai em tôi chết từ nhỏ vì thiếu ăn và bệnh tật không có thuốc chữa. Mẹ tôi đi làm thuê, tôi đi mót lúa, mót khoai để nuôi nhau sống qua ngày! Thế nhưng không hiểu tại sao tôi vẫn ước ao được đi học!