BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn HỒI KÝ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn HỒI KÝ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2018

EM TÔI - Phan Nhật Nam


       
                Nhà văn Phan Nhật Nam


         EM TÔI
            Phan Nhật Nam

Năm em lên ba, bố tôi bỏ lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ lên đường tập kết.
Tôi hơn em sáu tuổi. Chín tuổi con nhà nghèo khôn lắm, tôi đủ khôn để thấy khuôn mặt mẹ buồn hiu hắt, những tiếng thở dài và những giọt nước mắt âm thầm của mẹ trong đêm. Chín tuổi, tôi đã biết mình là người nam độc nhất trong gia đình, đã biết ẵm bồng đút cơm cho em và vỗ về em mỗi khi em khóc. Chín tuổi, tôi đã biết tắm rửa, thay áo thay quần cho em, cõng em đi chơi và dỗ cho em ngủ. Mỗi ngày, trời sập tối mẹ mới gánh hàng về, ba mẹ con ngồi ăn cơm bên ngọn đèn dầu, tôi và em hỏi han, an ủi mẹ. Mẹ kể cho chúng tôi nghe chuyện chợ búa như đang nói chuyện với người lớn, tôi ngồi nghe, nhìn đôi vai gầy của mẹ, nhìn mái tóc và đôi bàn tay khô của mẹ, mà thấy thương mẹ vô cùng.
Tôi phải bỏ học ở nhà hai năm để trông chừng em. Mẹ có một sạp bán rau cải ở chợ Cồn. Gọi là sạp chứ thực ra chỉ là một ô đất nhỏ, sáng mẹ ra đi thật sớm, lúc trời còn mờ sương, buổi trưa mẹ về nhà lo cho chúng tôi ăn, nằm nghỉ ít phút rồi trở dậy sửa soạn cho chuyến chợ chiều. Một tuần bảy ngày, mẹ đi đi về về trong nỗi cô đơn.

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

NGÀY XƯA QUẢNG TRỊ - Đinh Hoa Lư

Thời gian qua mau. Ôi “sương gió phôi pha bóng nguyệt tà...” như câu thơ xưa Hàn Tín. Bức tường thành rêu phong phủ kín, di tích Quảng Trị nay chỉ còn đọng lại trong ký ức con người... Đêm trường tỉnh giấc ta nghe “tiếng xưa” như vọng lại từ đáy lòng... Quê hương xưa biết bao giờ gặp lại? Nay chỉ còn trong tâm thức, bao âm vang từ quá khứ vọng về một thuở hồn quê.

           

Ngược thời gian trở về quá khứ thật xa. Một thời đối với những ai là Người Quảng trị đó là cả một chặng đời xuân sắc biết bao kỷ niệm êm đềm, đẹp như gấm hoa. Nay hình ảnh đó đã là những gì mờ nhạt như khói sương rồi hình ảnh cái thành thỉnh thoảng trở về trong tôi với những gì còn sót lại trong ký ức một ngưòi xa xứ.

      [IMG]
                                    Cổng thành Đinh Công Tráng (1969)
                                        (Cửa Hữu Thành Cổ Quảng Trị)

       
NGÀY XƯA QUẢNG TRỊ

Tôi còn nhớ có những sáng mù sương Thành Cổ trông chẳng khác một bức tranh xưa trong Hùng Sử Việt hay truyện cổ tích. Cửa Hậu trong làn sương sớm qua trí tưởng tưởng của tuổi thơ - tôi mường tượng trong cổng thành uy nghiêm kia có những vị thiên tướng cùng muôn ngàn tinh binh gươm giáo đầy trời.
Giữa thinh không vắng lặng của buổi sáng sương mù, mặt hồ quanh thành bồng bềnh một màu trắng đục của màn sương trông y những đám mây làm trí tưởng tưởng của tôi xa thêm: Cổng thành trông chẳng khác gì cái cổng "THIÊN ĐÌNH" trong truyện tranh tôi đọc. Đến khi vầng dương lên cao, nắng mai phá tan màn sương đục thì Thành Cổ mới trở về hiện thực.

              

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

THẦY LÊ VĂN HỘ VÀ THƠ - Phan Dương Thy


    
                                         Thầy Lê Văn Hộ


        THẦY LÊ VĂN HỘ VÀ THƠ

1/ THẦY
Tôi có cái duyên may là được học môn Địa lý với thầy Lê Văn Hộ suốt 3 năm tại trường cấp 3 Hàm Tân, niên khóa 1977-1980. Hình ảnh thầy với chiếc xe đạp cổ, cái cặp da đã sờn, chiếc thắt lưng da bò đã tróc, mấy bộ đồ cũ: áo xanh lơ, vàng, xám ngắn tay, là "tàn dư của chế độ cũ" sót lại! Thầy bảo: "mình thích những cái gì đã cũ. Vì mỗi cái cũ, nó gắn liền với nhiều kỷ niệm". Rồi thầy kể chuyện cái bình vôi từ thời ông cố, ông kỵ. Thầy kể chuyện mấy cái sẹo hồi nhỏ chơi đùa, chơi trốn tìm, rúc bụi, chơi đánh nhau! Thầy nói về những chiếc áo đã sờn... cứ nghe mà mê mãi! Nhớ những năm đói thời bao cấp, dáng thầy thì gầy mà trò thì không thể lớn!

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

QUA ĐẠO ĐẦU NHỚ THẦY PHAN PHỤNG THẠCH - Võ Văn Hoa

Nguồn:
https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/qua-dao-dau-nho-thay-phan-phung-thach-1113624536.htm


   

      QUA ĐẠO ĐẦU NHỚ THẦY PHAN PHỤNG THẠCH
                                                                                Võ Văn Hoa

Những năm đầu thập niên 1970, tôi ra học Trung học Đệ nhị cấp Nguyễn Hoàng (Quảng Trị). Mới đó mà đã 35 năm. 35 năm chưa phải là dài nhưng với tôi đã có những kỷ niệm sâu sắc về mái trường, về Thầy Cô, về bạn bè.
Là dân ban C (ban văn chương) nên tôi thường đến thư viện nhà trường. Người thầy “quản thư” không dạy tôi một giờ nào nhưng tôi “tâm phục khẩu phục”. Đó là nhà giáo – nhà thơ Phan Phụng Thạch, người mà tôi thường gặp tác giả trên các tạp chí Bách khoa, văn..., những tờ báo “vang bóng một thời”.
Một ông thầy dong dỏng cao, thường đeo kính trắng, ít nói, nhưng đọc thơ thầy nói mới hay cái TÂM của người luôn hướng về quê hương, bạn bè, đặc biệt là học trò của mình.
Tập thơ “Lưu bút mùa hạ” của Thầy là một minh chứng:

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

PHÙNG GIA LỘC VÀ “CÁI ĐÊM HÔM ẤY ĐÊM GÌ” CHẤN ĐỘNG 30 NĂM TRƯỚC - Đỗ Gia Thống

Nguồn:

          
                           Nhà văn Phùng Gia Lộc

Phùng Gia Lộc người nhỏ thó, ốm yếu, gầy gò; nước da xanh xám, thở lúc nào cũng nặng nhọc, khò khè suốt ngày vì bị hen suyễn nặng… Thế nhưng, bên trong con người có bề ngoài mảnh khảnh ốm o ấy lại luôn là một tấm lòng nồng hậu, một tinh thần sục sôi chống lại cái ác, không chịu được sự bất công, ngang ngược của bọn quan lại, cường hào mới… Giai đoạn quyết liệt nhất, sau khi đăng “Cái đêm hôm ấy đêm gì”, Phùng Gia Lộc phải trốn ra Hà Nội… Tôi vẫn nhớ như in cái cảnh về quê của Phùng Gia Lộc sau những ngày trốn tránh. Vợ anh chạy từ đâu về không biết, mặt mày hốt hoảng, tất tả, tiêu điều không khác gì chị Dậu trong Tắt đèn ngày trước. Mấy đứa con ngơ ngác, lạ lẫm trước đoàn khách xe pháo, hàng hóa lềnh kềnh đầy một khoảng sân đất trước nhà. Nhà anh xiêu vẹo hơn nhà chị Dậu…

      PHÙNG GIA LỘC VÀ “CÁI ĐÊM HÔM ẤY ĐÊM GÌ” 
      CHẤN ĐỘNG 30 NĂM TRƯỚC
                                                                          Đỗ Gia Thống

Thế là đúng 30 năm tính từ khi bài kí “Cái đêm hôm ấy đêm gì” (1988) của Phùng Gia Lộc xuất hiện trên tờ Văn nghệ. Ngày ấy nhà văn Nguyên Ngọc làm Tổng biên tập. Ngày ấy báo Văn nghệ bán chạy như tôm tươi. Ngày ấy bạn đọc hồi hộp chờ từng giờ, từng ngày đón đợi báo ra để…. đọc. Ngày ấy đã xa rồi, bao giờ báo Văn nghệ lại được như… ngày ấy.

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

MỐI QUAN HỆ CỦA TÔI VỚI THẦY NGUYÊN SA TRẦN BÍCH LAN - Võ Văn Cẩm


                 
                          Tác giả Võ văn Cẩm

            MỐI QUAN HỆ CỦA TÔI 
            VỚI THẦY NGUYÊN SA TRẦN BÍCH LAN
                                                                     Võ văn Cẩm

Đọc lại một phần gia tài văn học của thầy dạy triết Nguyên Sa Trần Bích Lan, làm tôi nhớ lại lời dặn dò của ông cách nay hơn 15 năm, khi ông điện thoại cho tôi như một lời chia biệt của người cha, người thầy, người anh người bạn, người chiến hữu. HÃY VUI MÀ SỐNG. HÃY LÀM TRÒN TRÁCH NHIỆM CỦA BẬC LÀM CHA LÀM MẸ. HÃY CHUNG THỦY ,TRỌN TÌNH VỚI VỢ VÀ HÃY SỐNG CHÂN THẬT VỚI BẠN BÈ, NGƯỜI THÂN. Lần điện thoại sau cùng chỉ chừng ấy câu. Tôi quý trọng những giáo điều ấy và nguyện thực hiện cho kỳ đươc. Thầy Nguyên Sa người Bắc, tôi người Trung, tuổi tác chênh nhau nhiều, tôi có học với thầy ngày nào đâu, chỉ biết thầy qua sách giáo khoa triết học, hay qua những bài thơ tình bất hủ. Tôi cũng không hiểu sao thầy Nguyên Sa Trần Bích Lan dành cho tôi một tình thương như thế. Phải chăng do duyên phận, nợ nần kiếp truóc. Năm 1965 tôi một thân một mình vào Saigon mưu sống và học hành, với bộ áo quần không lành lặn. Năm 1966 có lệnh động viên toàn lực. Nguyên Sa Trần Bích Lan nhập học khóa ấy. Khóa 24 Sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Tôi ở chung với thầy Nguyên Sa và từ đó tôi trở thành người con, người em, người lính, người bạn của ông qua một người bạn chung phòng, hiện nay anh đang ở Đức.

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

LỚP ĐỆ THẤT 3 CỦA TÔI - Đoàn Minh Phú


      
                        Đoàn Minh Phú
                                (1968)

     LỚP ĐỆ THẤT 3 (NIÊN KHÓA 1968 - 1969)
     TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG QUẢNG TRỊ 

Niên khóa 1968 - 1969,  chúng tôi thi đậu vào khóa tuyển sinh Đệ thất của trường Trung Học Nguyễn Hoàng. Nói làm sao được sự sung sướng của lũ trẻ chúng tôi khi được vào học trong một ngôi trường danh tiếng như thế. Riêng tôi còn hãnh diện hơn khi thi đậu với thứ hạng 7 trên khoảng 350 học sinh được tuyển. Chúng tôi được xếp vào lớp Đệ thất 3, gồm 53 học sinh do thầy Lê Văn Quýt làm giáo sư cố vấn. Thầy Quýt là giáo sư dạy Pháp văn nhưng niên khóa đó thầy lại được phân công dạy Anh văn. Lớp Đệ thất 3 được thầy bố trí sơ đồ chỗ ngồi theo kiểu “nam nữ hữu biệt”. Lớp chia làm hai: nam ngồi bên trái, nữ ngồi bên phải (vị trí trái, phải ấy nhìn từ bàn giáo sư và bảng lớp xuống). Những học sinh nhỏ con phải ngồi bàn đầu gồm: Đỗ Văn Phước, Hoàng Văn Oanh, Thái Hoàng Nam, Hồ Xuân Phục, Đoàn Minh Phú (bên nam); Nguyễn Thị Hồng Nhạn, Quốc Thị Hoàng Oanh, Võ Thị Nguyên, Lê Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Phi (bên nữ). Những anh chị to cao thuộc dạng “quậy” ngồi phía sau gồm: Võ Đình Mướp, Nguyễn Đức Phong, Nguyễn Gia Ninh, Ngô Phúc, Nguyễn Nam, Phan Hùng Phi (bên nam), Tôn Nữ Bích Nhạn, Lương Thị Ngọc Sâm, Đào Thị Bạch Nhật, Cao Thị Quang… (bên nữ).

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018

TÂM TÌNH CÙNG CON CỦA MẸ TUYẾT - Hoàng Thy Tuyết


 


      TÂM TÌNH CÙNG CON CỦA MẸ TUYẾT
                                                    Hoàng Thy Tuyết

Mỗi lần mẹ mở album ảnh gia đình ra, hình ảnh đầu tiên dán vào mắt mẹ là nụ cười của ba con thật rạng ngời, thật tinh khôi, thật duyên dáng, thật thánh thiện hiền hòa.
Và đằng sau những nụ cười  đó, mẹ tìm thấy niềm hạnh phúc vô bờ của cuộc sống, niềm tự hào và nơi nương náu kỷ niệm buồn vui của một thời xa xăm, mà năm tháng không hề xóa nhòa dấu vết trong tâm trí mẹ.
Mẹ giữ mãi ba nụ cười đáng yêu đó cho riêng mình như một kho báu không thể sánh so với tiền, với vàng luôn vô thường của cõi trần gian này.

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

TUỔI THƠ AI CŨNG CÓ NHỮNG NỖI NIỀM - Hương Thủy


 


     TUỔI THƠ AI CŨNG CÓ NHỮNG NỖI NIỀM
                                                          Ngô Hương Thủy

Tôi là con cuối trong gia đình có bảy anh chị em, là nải chuối cặn còi của một buồng chuối. Có lẽ chính vì vậy mà từ nhỏ tôi đã mang thể trạng ốm yếu, còm nhom. Bù lại tôi đã có sự ưu ái của mẹ đối với đứa con út ít.
Mỗi lần mẹ đi chợ về, bao giờ trong giỏ cũng có một phần quà cho riêng tôi. Khi thì vài cái kẹo ú, một khúc mía tím, một củ khoai lang…Khi nào mẹ quên, tôi ngồi trên ngạch cửa nhà bếp, rên ư ử cho đến khi mẹ không chịu nổi phải cắn cho tôi một cục đường đen kho cá.

MẠ VÀ ĐẺ... - Quang Tuyết



             Tác giả Quang Tuyết


MẠ VÀ ĐẺ...

Tôi kể cho các bạn nghe về Mạ của tôi. Một người Mạ không mang nặng đẻ đau, nhưng có công nuôi dưỡng chăm sóc chúng tôi từ nhỏ. Đó là Mạ Đích. Ai là người Huế sẽ không lạ gì với cách gọi nầy.
Ba tôi có hai người phụ nữ luôn kề cận bên người, sống hòa thuận trong gia đình cho đến sau 1972, chiến tranh làm nhà cửa tan nát hết hai người mạ mới chia ra sống với con cháu trong các trại tạm cư.

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

CÁI TÊN CỦA TÔI - Đào Dân

Xin cảm ơn anh Đào Dân - người con của làng An Thái, Quảng Trị đã nhắc lại những kỷ niệm một thời thơ ấu hồn nhiên trên quê hương Quảng Trị !

   

        CÁI TÊN CỦA TÔI
                            Đào Dân

Tôi ra đời vừa sau cái mà nhiều người gọi là “cách mạng mùa thu”, nên ba tôi, một người theo cách mạng nhiệt thành, đã đặt tên cho tôi là Dân, Đào Tân Dân. Công dân mới. Vậy mà khi lớn lên tôi lại theo phe phản cách mạng, phe “ngụy”, một cách có ý thức.
Có lẽ sự đời có sự mầu nhiệm nào đó, hay chỉ là do số phận nên tôi không được làm “công dân mới”?

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2018

TẢN MẠN VỀ BÀI THƠ "KỶ VẬT CHO EM" DO PHẠM DUY PHỔ NHẠC - Linh Phương


     

Khi giới thiệu Nhà Thơ LINH PHƯƠNG, một số câu hỏi của bạn đọc về Bài thơ “Kỷ vật cho em” và chúng tôi đã đề nghị anh viết vài giòng và anh đã nhận lời, chúng tôi cũng mong nhận nhiều ý kiến liên quan. Tất cả những vấn đề này VCV xem như là tư liệu riêng và trong khi chờ đợi những đánh giá chúng tôi cho rằng bài thơ này là một trong những bài thơ phản chiến trong đô thị miền nam.           
                                                                               Văn Chương Việt 
  
Nhận được e-mail anh Nguyễn Hòa vcv đề nghị viết về những sự kiện quanh bài thơ Kỷ Vật Cho Em (KVCE) mà nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc gây xôn xao giới yêu thơ, yêu nhạc một thời trước năm 1975. Thực tình tôi không biết khởi đầu từ đâu, và viết những sự kiện gì, bởi rất nhiều sự kiện và mình có nên viết hay không ?
                                                                                      Linh Phương 

          
                     Nhà thơ Linh Phương  


          TẢN MẠN VỀ BÀI THƠ KỶ VẬT CHO EM 
          DO PHẠM DUY PHỔ NHẠC
                                                                   Linh Phương

Nhận được email của anh Nguyễn Hòa đề nghị viết về những sự kiện quanh bài thơ "Kỷ vật cho em" mà nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc gây xôn xao giới yêu thơ, yêu nhạc một thời trước năm 1975, thực tình tôi không biết khởi đầu từ đâu và viết những sự kiện gì, bởi rất nhiều sự kiện và mình có nên viết hay không?
Thôi thì kể lan man một vài chuyện về bài thơ đó vậy! Xuất xứ bài thơ của tôi đăng trên nhật báo Độc Lập vào năm 1970 với tựa đầu tiên "Để trả lời một câu hỏi", để tặng người con gái tên Hương. Trang sáng tác của tờ báo này do Âu Lăng (tức nhà thơ Trần Dạ Từ, chồng của nhà văn Nhã Ca) phụ trách. Tôi thường xuyên đăng bài ở trang báo này, có thể nói một tháng 30 ngày thì bài của tôi xuất hiện khoảng hơn 20 ngày với tên Linh Phương, Vương Thị Ái Khanh và Phạm thị Âu Cơ.

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2018

KÝ ỨC VỀ QUẢNG TRỊ - Huy Uyên









Bút danh: Huy Uyên
Tên: Lê-Sinh
Học Đại-học Văn-Khoa Huế
Thơ trên bán nguyệt san Văn từ 1969.
Khởi-Hành, Thời Tập, Thời Nay...     


1-
 THỜI MỚI LỚN

    Ở giữa làng là xóm chợ. Bên cạnh đường quốc-lộ vắt ngang. Mùa đông về trên những chòm hoa sầu đông đứng lặng lẽ.
 Ký ức trong tôi với những tháng ngày hai buổi đi về. Chiếc cầu sắt bắc qua sông và một chiếc cầu xi-măng bên dưới đã gãy nhịp từ thời Pháp thuộc. Con sông Ô-lâu hiền hòa chia hai xóm,nước êm đềm chảy qua bốn mùa yên ả. Những bờ tre làng rợp bóng soi mình trên mặt nước trong xanh.
 Lòng cứ nhớ mãi về những mùa đông làng xóm chìm ngập một màu trắng xóa vì cơn lụt. Những chiếc thuyền bơi xuôi ngược giữa đại dương nước mênh mông. Nước bạc màu đến bất ngờ, nước tuôn vào sân, vào nhà rộn vang những tiếng bì bõm khi lội trong nước. Làng trên xóm dưới gọi nhau í ới.
Mùa xuân đã đến ngoài hiên và nước vẫn ngập đầy vườn. Đâu dó tiếng nghé ọ trên cánh đồng vàng mùa bội thu.Tiếng hò đối đáp rộn ràng trong mùa gặt. Tiếng kẽo kịt của những chiếc đòn gánh nhún nhảy trên những đôi vai người nông-phu. Những bát nước chè xanh bốc khói bày ra trên sân với đêm đập lúa. Những ông già rung rinh chòm râu bạc khề khà nhấp chén rượu đầu mùa.

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018

QUÊ TÔI BÊN DÒNG SÔNG THẠCH HÃN - Hoàng Thắng

Anh Hoàng Thắng - một cựu Nguyễn Hoàng tài năng của Trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị, khóa 1961-1968. Bằng một nghị lực đáng khâm phục anh đã thực hiện được ước mơ trở thành người dạy tiếng Anh và văn chương Anh Mỹ cho người Mỹ ngay trên đất Mỹ . Bên cạnh đó , anh cũng đã hóa thân để trở thành ông Đồ Việt qua Trường Thầy Đồ để giúp cho nhiều học sinh Việt có đủ khả năng theo học tại các trường Trung học Mỹ .
Hôm nay, chúng tôi xin được giới thiệu một bài viết mới của anh Hoàng Thắng - một người suốt gần 40 năm đã nói-viết-giảng dạy và giao tiếp bằng tiếng Anh như một ngôn ngữ chính của mình.

    

        QUÊ TÔI BÊN DÒNG SÔNG THẠCH HÃN
                                                              Hoàng Thắng

Thân tặng Hùng Vĩnh Phước, người đã đem tiếng và ngữ vựng Quảng Trị vào thơ một cách dễ mến và dễ thương.

Tôi quê nội ở huyện Vĩnh Linh và quê ngoại ở huyện Triệu Phong. Tôi là người Quảng Trị đứt đuôi con nòng nọc. Xin quí độc giả cho phép tôi không nêu tên hai làng nội, ngoại kẻo lỡ người nào không đồng ý quan điểm của tôi lại trù ẻo tôi bằng cách lôi hai làng của nội ngoại của tôi ra hài tội, bà con nội ngoại của tôi sẽ không tha tôi đâu. “Mi làm mi chịu, sao bắt tau chịu?” Tôi viết bài này trong một buổi trà dư tửu hậu, rơi vào Lễ Nghỉ Đông (theo như bạn tôi, anh Lê Đình P., đã đặt cái tên mỹ miều [Winter Break] này cho ngày lễ Giáng Sinh.) Hoan hô anh Lê Đình P. đã đưa ngữ vựng Việt Nam mới vào ngôn ngữ Quảng Trị (anh Lê Đình P., bạn thân tôi, là người Quảng Tri, cũng đứt đuôi con nòng nọc như tôi). Từ nay chữ Nghỉ Đông là bản quyền của anh Lê Đình P. Xin đừng ai giành giật.
Nói rằng tôi là người Quảng Trị 100% thật cũng chưa đúng. Tôi sinh ra ở Tuyên Hóa, Quảng Bình khi gia đình tôi đang tản cư ở đó. Mãi tới năm 1953, gia đình tôi mới trở về và trú ngụ tại thị xã Quảng Trị. Nhưng với tôi, dù sinh ra ở Quảng Bình nhưng cha mẹ gốc gác Quảng Trị thì “miềng” cứ là người Quảng Trị ! Điều đó, đối với tôi là một định đề toán học chắc nịch.

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

HỒI KÝ CỦA MỘT NGƯỜI CON GÁI ĐẤT BẮC TẠI SÀI GÒN TRƯỚC 1975 - Hoàng Lan Chi


    
                 Tác giả Hoàng Lan Chi


        HỒI KÝ CỦA MỘT NGƯỜI CON GÁI ĐẤT BẮC 
        TẠI SÀI GÒN TRƯỚC 1975 
                                                              Hoàng Lan Chi

Tôi còn nhớ ruộng miền Nam nhiều nơi không chia bờ rõ rệt. Tôi còn nhớ cây trái Lái Thiêu không vạch lối ngăn rào. Tình hàng xóm là tất cả. Khi chia rào, ngăn lối là xúc phạm. Tự người dân quê biết đâu là đất là vườn của mình. Vào vườn Lái Thiêu cứ tha hồ ăn. Chỉ khi mua về mới phải trả tiền. Ôi sao ngày ấy người ta hiếu khách và cuộc sống thanh bình đẹp đẽ quá! Có phải là một phần nhỏ thiên đường nơi hạ giới chăng?…

Năm 1954 – 1960
Ngày ấy tôi còn bé lắm. Lênh đênh trên chuyến tàu cuối vào Nam theo cha mẹ chứ chẳng biết gì. Chuyến đi êm đềm không gì đáng nói. Tôi thấy người Pháp cũng đàng hoàng. Thì đâu chả thế. Cũng có người này người kia. Người hèn nhát, kẻ can đảm. Người quá khích, kẻ trung dung. Người Pháp trên tàu tử tế. Họ cho ăn uống đầy đủ. Tôi không hiểu tại sao họ phải tốn đủ thứ để đưa người di cư vào Nam. Nếu họ cứ mặc kệ thì không biết số dân Bắc có đến được miền Nam dễ dàng không…

Đầu tiên chúng tôi cặp bến Vũng Tàu. Rồi xe đưa vào Sài Gòn. Chúng tôi ở tạm tại Nhà Hát sau này được sửa thành Tòa Quốc Hội, mấy hôm sau thì phân tứ tán. Chính phủ trợ cấp cho mỗi đầu người là bao nhiêu đó, tôi không nhớ vì quá bé.

Nơi tôi ở đầu tiên là Cây Quéo, đường Ngô Tùng Châu. Gia đình tôi là người Bắc đầu tiên đến đây. Sau này đọc truyện và biết con trai Bắc hay bị con trai Nam uýnh và xỏ xiên: “Bắc kỳ ăn cá rô cây”… Không rõ có đúng không, nhưng gia đình tôi hên. Nơi xóm nhỏ, người Nam thật thà đôn hậu. Họ cư xử tử tế với chúng tôi. Đôi khi tôi lẩn thẩn nghĩ, hay vì gia đình tôi là nhà giáo? Tinh thần tôn sư trọng đạo đã ăn sâu trong giòng máu dân Việt? Họ rất tôn trọng và lễ phép đối với cha mẹ tôi. Một điều “thưa ông giáo”, hai điều “thưa bà giáo”...

            

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

VIẾT TIẾP CUỘC HÀNH TRÌNH - Võ Cẩm



               Tác giả Võ Cẩm

VIẾT TIẾP CUỘC HÀNH TRÌNH

Cách nay hơn 3 tháng chúng tôi có cuộc đi vô cùng thú vị do nhóm bạn của vợ chồng Đoàn Đức, vợ chồng Bs Nguyễn Thắng, Nguyễn đình Hạnh tổ chức lên Đà lạt thăm bạn nối khố Đỗ tư Nghĩa, tôi may mắn được nhóm mời tham dự. Trong chuyến đi này có chương trình thăm gia đình thầy Lê mậu Tâm và thắp hương tưởng nhớ thầy trên đường trở về, chuyến đi lỗi hẹn vì về quá trễ. Chúng tôi dừng xe ở ngả ba rẽ vào nhà thầy cáo lỗi và khất lại chuyến sau.
Nhân dịp thầy Hồ sỹ Châm từ Nha trang vào thăm bà con, bạn bè và những người học trò thân thương của thầy. Thầy Châm là bạn học cùng lớp với thầy Lê mậu Tâm. Hôm qua 15/9/2017, theo gợi ý của thầy Châm, Đức Nhàn tổ chức một cuộc hành trình mới, (thầy viếng thầy).Theo dự kiến có vợ chồng cô Thanh, cô Táo, vợ chồng Đức Nhàn, mọi chuyện đã sẵn sàng, có ai biết được chữ ngờ, chúng tôi được tin báo cô Thanh bị cột sống nằm một chỗ không dậy được, thầy Châm, Đức Nhàn và tôi đến thăm, đúng như rằng. Cô rên vì cơn đau, cô không trở người được. Thầy Thuấn chồng cô tiếp chúng tôi, nhìn cảnh hai vợ chồng già chăm sóc nhau mà nghĩ về thân phận mình, thân phận con người, khi chia tay ra về, thầy Châm nắm tay cô chúc những lời tốt lành nhất khi gặp lại ngưới bạn đồng nghiệp sau nhiều năm xa cách. Cô Thanh nghẹn ngào, ứa lệ và nuối tiếc không thực hiện được chuyến đi như tâm nguyện. Cô Táo cũng “long thể bất an”.

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

THAY LỜI KẾT TẬP SÁCH "HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO" - Đoàn Đức


          


 THAY LỜI KẾT TẬP SÁCH "HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO"
                                                                               Đoàn Đức

Thầy cô trường Nguyễn Hoàng rất có tình cảm và quan tâm đến học sinh, không phải chỉ ở trong nhà trường khi còn học, mà ngay cả sau này khi ra đời; gặp nhau trong quân trường, ra đơn vị quân đội, tại nhiệm sở công tác, cùng dạy tại một trường hay khi gặp khó khăn trong cuộc sống và trái lại học trò đối với thầy cô cũ cũng thế. Quý thầy cô đã thực hiện sứ mệnh cao cả của một người cầm phấn. Người xưa nói gặp gỡ nhau là có sẵn duyên, được làm thầy trò với nhau lại là cái duyên lớn của nhiều kiếp trước. Chính vì vậy những người học trò chúng tôi luôn tri ân thầy cô đã truyền thụ những kiến thức, dạy dỗ nên người và luôn cố gắng sống xứng đáng là người có học, có giáo dục để kế tục sự nghiệp của thầy cô bằng cách sống đạo đức, chân thật, có hiểu biết; đồng thời truyền thụ những gì mình học được cho thế hệ sau.
 

Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

THẦY TRƯƠNG NGỌC HỘI, NGƯỜI THẦY KỲ LẠ DẠY ANH VĂN LỚP ĐỆ NGŨ 2, NK 1962-1963 - Đoàn Đức

     
            

THẦY TRƯƠNG NGỌC HỘI - NGƯỜI THẦY KỲ LẠ DẠY ANH VĂN LỚP ĐỆ NGŨ 2,  TRƯỜNG NGUYỄN HOÀNG 
                                 NIÊN KHÓA 1962 - 1963

Thầy người ốm dáng cao da ngăm, tóc chải vuốt, thích mặc áo màu rêu. Đến trường, thầy ít giao tiếp với các thầy cô khác, bao giờ cũng như con sếu cô độc. Ở trường Nguyễn Hoàng thầy dạy tiếng Anh, nhưng dạy thêm “cua” toán ở trường nữ Phước Môn thì thầy lấy tên là Hoàng Ly Yến. Nghĩa và tôi đoán mò, người tình của thầy là Yến hay Hoàng Yến vì biệt hiệu trên là “Hội loves Yến” chúng tôi cũng thỉnh thoảng gọi thầy bằng tên này và nói cho thầy biết cách giải thích trên, thầy chỉ cười vui, nụ cười đó hàm ý mắng chúng tôi “đồ ranh con mà”.
Thầy Hội dạy không theo chương trình, mà dạy theo ý thầy. Thầy dạy thơ và đoạn trích từ các truyện dài hay ngắn Tiếng Anh. Con nít lớp Đệ Ngũ (lớp 8) mà học thơ tình của Lord Byron, John Keats. Nếu bây giờ, cách dạy như vậy sẽ bị đưa lên báo, lên mạng và bị phê bình, kiểm điểm là điều chắc chắn. Với chúng tôi nhờ thế mà sau này lên lớp Đệ Nhất (12) và vào đại học Anh Văn lại trở nên quen thuộc với văn chương Anh Mỹ. Tôi xin ghi lại phần lớn những bài dạy và lời giảng của thầy theo trí nhớ của mình.

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

CUỘC ĐỜI THĂNG TRẦM CỦA CON GÁI "HÙM THIÊN YÊN THẾ" HOÀNG HOA THÁM


                  


CUỘC ĐỜI THĂNG TRẦM CỦA  CON GÁI "HÙM THIÊN YÊN THẾ"

Bà Hoàng Thị Thế, người con gái của vị anh hùng "Hùm thiêng Yên Thế" Hoàng Hoa Thám, có một cuộc đời nhiều thăng trầm mà không phải ai cũng biết.
Cách đây hơn 100 năm, Hoàng Hoa Thám tức Đề Thám, một trong những gương mặt quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, một trong những gương mặt quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam trong cuộc xung đột với Pháp, đã qua đời.
Ông để lại một người con gái tên là HOÀNG THỊ THẾ có vận mệnh khác thường, cùng một người con trai sinh năm 1908 là Hoàng Hoa Phồn, còn có tên gọi là Hoàng Bùi Phồn và Hoàng Văn Vi. Người con trai của Đề Thám đã qua đời một cách bi đát năm 1945.

         
                              Bà Hoàng Thị Thế là con gái 
              của thủ lĩnh nghĩa quân Yên Thế Hoàng Hoa Thám. 

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

AI LÀ TÁC GIẢ KỊCH THƠ BÓNG GIAI NHÂN - Hồi ký của Hoàng Cầm

ĐÍNH CHÍNH NHỮNG NHẦM LẪN TRONG VĂN HỌC
                                 Gửi Yến Lan, một nỗi nhớ, một niềm thương
                                                              Ký tên Hoàng Cầm  

              
                            Nhà thơ Hoàng Cầm


            AI LÀ TÁC GIẢ KỊCH THƠ BÓNG GIAI NHÂN  
                                                                         Hoàng Cầm

  1941 tôi đã chính thức bước vào cái “nghiệp của văn chương” được vài năm. Cuối năm ấy tôi được xem vở kịch thơ đầu tiên công diễn trên sân khấu nhà hát lớn Hà Nội, do nhà đạo diễn Chu Ngọc dàn dựng. Việc được xem một vở kịch thơ tề chỉnh trên sân khấu có chuẩn mực lần ấy với tôi là một bước ngoặc quyết định trong công việc sáng tác kịch thơ của tôi

   Vở kịch thơ ấy có tên là “Bóng giai nhân”. Trong chương trình ghi là hai tác giả Nguyễn Bính và Yến Lan. Với Nguyễn Bính tôi đã quen. Đối với các bậc đàn anh nổi tiếng, tôi coi như cây cao bóng cả. Tôi chưa gặp Yến Lan bao giờ, chỉ biết anh là một thi sĩ đáng kính nể với bài Bến My Lăng, mà anh đang sánh vai đồng hành với đại thụ như Hàn Mặc Tử, Bích Khê…nhóm thơ Bình Định nổi tiếng trong phong trào thơ mới