BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn HỒI KÝ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn HỒI KÝ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

HỒI KÝ CỦA MỘT NGƯỜI CON GÁI ĐẤT BẮC TẠI SÀI GÒN TRƯỚC 1975 - Hoàng Lan Chi


    
                 Tác giả Hoàng Lan Chi


        HỒI KÝ CỦA MỘT NGƯỜI CON GÁI ĐẤT BẮC 
        TẠI SÀI GÒN TRƯỚC 1975 
                                                              Hoàng Lan Chi

Tôi còn nhớ ruộng miền Nam nhiều nơi không chia bờ rõ rệt. Tôi còn nhớ cây trái Lái Thiêu không vạch lối ngăn rào. Tình hàng xóm là tất cả. Khi chia rào, ngăn lối là xúc phạm. Tự người dân quê biết đâu là đất là vườn của mình. Vào vườn Lái Thiêu cứ tha hồ ăn. Chỉ khi mua về mới phải trả tiền. Ôi sao ngày ấy người ta hiếu khách và cuộc sống thanh bình đẹp đẽ quá! Có phải là một phần nhỏ thiên đường nơi hạ giới chăng?…

Năm 1954 – 1960
Ngày ấy tôi còn bé lắm. Lênh đênh trên chuyến tàu cuối vào Nam theo cha mẹ chứ chẳng biết gì. Chuyến đi êm đềm không gì đáng nói. Tôi thấy người Pháp cũng đàng hoàng. Thì đâu chả thế. Cũng có người này người kia. Người hèn nhát, kẻ can đảm. Người quá khích, kẻ trung dung. Người Pháp trên tàu tử tế. Họ cho ăn uống đầy đủ. Tôi không hiểu tại sao họ phải tốn đủ thứ để đưa người di cư vào Nam. Nếu họ cứ mặc kệ thì không biết số dân Bắc có đến được miền Nam dễ dàng không…

Đầu tiên chúng tôi cặp bến Vũng Tàu. Rồi xe đưa vào Sài Gòn. Chúng tôi ở tạm tại Nhà Hát sau này được sửa thành Tòa Quốc Hội, mấy hôm sau thì phân tứ tán. Chính phủ trợ cấp cho mỗi đầu người là bao nhiêu đó, tôi không nhớ vì quá bé.

Nơi tôi ở đầu tiên là Cây Quéo, đường Ngô Tùng Châu. Gia đình tôi là người Bắc đầu tiên đến đây. Sau này đọc truyện và biết con trai Bắc hay bị con trai Nam uýnh và xỏ xiên: “Bắc kỳ ăn cá rô cây”… Không rõ có đúng không, nhưng gia đình tôi hên. Nơi xóm nhỏ, người Nam thật thà đôn hậu. Họ cư xử tử tế với chúng tôi. Đôi khi tôi lẩn thẩn nghĩ, hay vì gia đình tôi là nhà giáo? Tinh thần tôn sư trọng đạo đã ăn sâu trong giòng máu dân Việt? Họ rất tôn trọng và lễ phép đối với cha mẹ tôi. Một điều “thưa ông giáo”, hai điều “thưa bà giáo”...

            

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

VIẾT TIẾP CUỘC HÀNH TRÌNH - Võ Cẩm



               Tác giả Võ Cẩm

VIẾT TIẾP CUỘC HÀNH TRÌNH

Cách nay hơn 3 tháng chúng tôi có cuộc đi vô cùng thú vị do nhóm bạn của vợ chồng Đoàn Đức, vợ chồng Bs Nguyễn Thắng, Nguyễn đình Hạnh tổ chức lên Đà lạt thăm bạn nối khố Đỗ tư Nghĩa, tôi may mắn được nhóm mời tham dự. Trong chuyến đi này có chương trình thăm gia đình thầy Lê mậu Tâm và thắp hương tưởng nhớ thầy trên đường trở về, chuyến đi lỗi hẹn vì về quá trễ. Chúng tôi dừng xe ở ngả ba rẽ vào nhà thầy cáo lỗi và khất lại chuyến sau.
Nhân dịp thầy Hồ sỹ Châm từ Nha trang vào thăm bà con, bạn bè và những người học trò thân thương của thầy. Thầy Châm là bạn học cùng lớp với thầy Lê mậu Tâm. Hôm qua 15/9/2017, theo gợi ý của thầy Châm, Đức Nhàn tổ chức một cuộc hành trình mới, (thầy viếng thầy).Theo dự kiến có vợ chồng cô Thanh, cô Táo, vợ chồng Đức Nhàn, mọi chuyện đã sẵn sàng, có ai biết được chữ ngờ, chúng tôi được tin báo cô Thanh bị cột sống nằm một chỗ không dậy được, thầy Châm, Đức Nhàn và tôi đến thăm, đúng như rằng. Cô rên vì cơn đau, cô không trở người được. Thầy Thuấn chồng cô tiếp chúng tôi, nhìn cảnh hai vợ chồng già chăm sóc nhau mà nghĩ về thân phận mình, thân phận con người, khi chia tay ra về, thầy Châm nắm tay cô chúc những lời tốt lành nhất khi gặp lại ngưới bạn đồng nghiệp sau nhiều năm xa cách. Cô Thanh nghẹn ngào, ứa lệ và nuối tiếc không thực hiện được chuyến đi như tâm nguyện. Cô Táo cũng “long thể bất an”.

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

THAY LỜI KẾT TẬP SÁCH "HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO" - Đoàn Đức


          


 THAY LỜI KẾT TẬP SÁCH "HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO"
                                                                               Đoàn Đức

Thầy cô trường Nguyễn Hoàng rất có tình cảm và quan tâm đến học sinh, không phải chỉ ở trong nhà trường khi còn học, mà ngay cả sau này khi ra đời; gặp nhau trong quân trường, ra đơn vị quân đội, tại nhiệm sở công tác, cùng dạy tại một trường hay khi gặp khó khăn trong cuộc sống và trái lại học trò đối với thầy cô cũ cũng thế. Quý thầy cô đã thực hiện sứ mệnh cao cả của một người cầm phấn. Người xưa nói gặp gỡ nhau là có sẵn duyên, được làm thầy trò với nhau lại là cái duyên lớn của nhiều kiếp trước. Chính vì vậy những người học trò chúng tôi luôn tri ân thầy cô đã truyền thụ những kiến thức, dạy dỗ nên người và luôn cố gắng sống xứng đáng là người có học, có giáo dục để kế tục sự nghiệp của thầy cô bằng cách sống đạo đức, chân thật, có hiểu biết; đồng thời truyền thụ những gì mình học được cho thế hệ sau.
 

Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

THẦY TRƯƠNG NGỌC HỘI, NGƯỜI THẦY KỲ LẠ DẠY ANH VĂN LỚP ĐỆ NGŨ 2, NK 1962-1963 - Đoàn Đức

     
            

THẦY TRƯƠNG NGỌC HỘI - NGƯỜI THẦY KỲ LẠ DẠY ANH VĂN LỚP ĐỆ NGŨ 2,  TRƯỜNG NGUYỄN HOÀNG 
                                 NIÊN KHÓA 1962 - 1963

Thầy người ốm dáng cao da ngăm, tóc chải vuốt, thích mặc áo màu rêu. Đến trường, thầy ít giao tiếp với các thầy cô khác, bao giờ cũng như con sếu cô độc. Ở trường Nguyễn Hoàng thầy dạy tiếng Anh, nhưng dạy thêm “cua” toán ở trường nữ Phước Môn thì thầy lấy tên là Hoàng Ly Yến. Nghĩa và tôi đoán mò, người tình của thầy là Yến hay Hoàng Yến vì biệt hiệu trên là “Hội loves Yến” chúng tôi cũng thỉnh thoảng gọi thầy bằng tên này và nói cho thầy biết cách giải thích trên, thầy chỉ cười vui, nụ cười đó hàm ý mắng chúng tôi “đồ ranh con mà”.
Thầy Hội dạy không theo chương trình, mà dạy theo ý thầy. Thầy dạy thơ và đoạn trích từ các truyện dài hay ngắn Tiếng Anh. Con nít lớp Đệ Ngũ (lớp 8) mà học thơ tình của Lord Byron, John Keats. Nếu bây giờ, cách dạy như vậy sẽ bị đưa lên báo, lên mạng và bị phê bình, kiểm điểm là điều chắc chắn. Với chúng tôi nhờ thế mà sau này lên lớp Đệ Nhất (12) và vào đại học Anh Văn lại trở nên quen thuộc với văn chương Anh Mỹ. Tôi xin ghi lại phần lớn những bài dạy và lời giảng của thầy theo trí nhớ của mình.

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

CUỘC ĐỜI THĂNG TRẦM CỦA CON GÁI "HÙM THIÊN YÊN THẾ" HOÀNG HOA THÁM


                  


CUỘC ĐỜI THĂNG TRẦM CỦA  CON GÁI "HÙM THIÊN YÊN THẾ"

Bà Hoàng Thị Thế, người con gái của vị anh hùng "Hùm thiêng Yên Thế" Hoàng Hoa Thám, có một cuộc đời nhiều thăng trầm mà không phải ai cũng biết.
Cách đây hơn 100 năm, Hoàng Hoa Thám tức Đề Thám, một trong những gương mặt quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, một trong những gương mặt quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam trong cuộc xung đột với Pháp, đã qua đời.
Ông để lại một người con gái tên là HOÀNG THỊ THẾ có vận mệnh khác thường, cùng một người con trai sinh năm 1908 là Hoàng Hoa Phồn, còn có tên gọi là Hoàng Bùi Phồn và Hoàng Văn Vi. Người con trai của Đề Thám đã qua đời một cách bi đát năm 1945.

         
                              Bà Hoàng Thị Thế là con gái 
              của thủ lĩnh nghĩa quân Yên Thế Hoàng Hoa Thám. 

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

AI LÀ TÁC GIẢ KỊCH THƠ BÓNG GIAI NHÂN - Hồi ký của Hoàng Cầm

ĐÍNH CHÍNH NHỮNG NHẦM LẪN TRONG VĂN HỌC
                                 Gửi Yến Lan, một nỗi nhớ, một niềm thương
                                                              Ký tên Hoàng Cầm  

              
                            Nhà thơ Hoàng Cầm


            AI LÀ TÁC GIẢ KỊCH THƠ BÓNG GIAI NHÂN  
                                                                         Hoàng Cầm

  1941 tôi đã chính thức bước vào cái “nghiệp của văn chương” được vài năm. Cuối năm ấy tôi được xem vở kịch thơ đầu tiên công diễn trên sân khấu nhà hát lớn Hà Nội, do nhà đạo diễn Chu Ngọc dàn dựng. Việc được xem một vở kịch thơ tề chỉnh trên sân khấu có chuẩn mực lần ấy với tôi là một bước ngoặc quyết định trong công việc sáng tác kịch thơ của tôi

   Vở kịch thơ ấy có tên là “Bóng giai nhân”. Trong chương trình ghi là hai tác giả Nguyễn Bính và Yến Lan. Với Nguyễn Bính tôi đã quen. Đối với các bậc đàn anh nổi tiếng, tôi coi như cây cao bóng cả. Tôi chưa gặp Yến Lan bao giờ, chỉ biết anh là một thi sĩ đáng kính nể với bài Bến My Lăng, mà anh đang sánh vai đồng hành với đại thụ như Hàn Mặc Tử, Bích Khê…nhóm thơ Bình Định nổi tiếng trong phong trào thơ mới


Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

ĐI TÌM BẾN MY LĂNG TRONG THƠ YẾN LAN - Hồi ký của Lâm Bích Thủy


                       
                              Nhà thơ Yến Lan


       ĐI TÌM BẾN MY LĂNG TRONG THƠ YẾN LAN

Không biết tự bao giờ cái không gian mơ, thực đầy tình người của một bến sông tên là Bến My Lăng đến và lắng lại trong tôi...? Phải chăng một sáng nọ, khi tôi học lớp 10, thấy ông anh họ hí hoáy vẻ trên sổ tay cái tựa của một bài thơ là Bến My Lăng. Chữ Bến My Lăng anh viết bằng bút máy Trường Sơn, nét chữ thanh mảnh, mực xanh mờ dần rất nghệ thuật. Xa xa anh vẻ vài bụi cỏ có hoa nở đỏ li ti lã lướt …tôi thấy thinh thích; nhưng không biết mình thích nỗi gì?! chỉ nói: “Anh viết đẹp nhỉ!” Anh cười và hỏi: “Em biết bài thơ này của ai không?”. "Không"- tôi trả lời gọn lỏn. Vì lúc ấy bạn ơi, tôi không quan tâm đến công việc của cha mình - nhà thơ Yến Lan - đâu. Rồi sau đó, tôi lại được nghe chị cùng cơ quan - người Huế kể: "Bài thơ của ba em, trước đây, ở Huế, có một họa sĩ rất mê, anh ta đã thể hiện hình ảnh về cái Bến My Lăng bằng bức tranh vô cùng nên thơ, và lãng mạn! Bức tranh ấy hiện có thể ở đâu đó trong nhà của một gia đình thuộc dòng dõi quan lại ở Huế".  

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

THỦY CHUNG TÌNH BẠN SAU LINH CỮU, HAY "NGHĨA TỬ LÀ NGHĨA TẬN" - Hồi ký của Lâm Bích Thủy

Cô  Lâm Bích Thủy, trưởng nữ của nhà thơ tiền chiến Yến Lan (một nhà thơ trong nhóm Bàn Thành Tứ Hữu) viết hồi ký về người cha kính yêu của mình.

           
                          Tác giả Lâm Bích Thủy


   THỦY CHUNG TÌNH BẠN SAU LINH CỮU
          HAY "NGHĨA TỬ LÀ NGHĨA TẬN"
  
 Hãy quên đi quá khứ để rồi lại nhớ về quá khứ hơn bao giờ hết! Chiến tranh đã lùi sâu vào dĩ vãng, nhưng không dễ làm người ta quên được những năm tháng ấy. Ngoài nhng mất mát về thể chất do chiến tranh để lại còn mt nỗi đau về tinh thần của những người trí thức có nhân cách và lương tri. Họ từ nhiều miền đất nước, trong đó có những người từ Miền Nam theo tiếng gọi của Đảng, Bác ra Bắc, nhưng người cùng thời chưa nhìn nhận ra chân giá trị đích thc của họ. Họ không có nỗi khổ nào hơn nỗi khổ là bị chính đồng nghiệp của mình gán cho tội phản động, chống Đảng rồi bị xã hội ruồng rẫy hàng chục năm trời!  


Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

GÓC KHUẤT TRONG THỜI NHÂN VĂN GIAI PHẨM - Hồi ký của Lâm Bích Thủy

Cô  Lâm Bích Thủy, trưởng nữ của nhà thơ tiền chiến Yến Lan (một nhà thơ trong nhóm Bàn Thành Tứ Hữu) viết hồi ký về người cha kính yêu của mình.

                        

              Tác giả Lâm Bích Thủy

    GÓC KHUẤT TRONG THỜI NHÂN VĂN GIAI PHẨM 

                                                                     Lâm Bích Thủy


  Từ nhiều ngày qua, trên báo, đài và web của các nhà mạng đăng tin ông này bị tù, ông kia bị thu hồi thẻ báo v.v…, khiến tôi nhớ và xót xa cho văn nghệ sĩ thời cha tôi. Thời mà người nào càng tài giỏi càng bị vùi dập, oan trái, như nhạc sĩ Văn Cao, Cụ  Phan Khôi, nhà thơ Quang Dũng v.v… Tôi thương họ vì đã sinh bất phùng thời, họ đa tài nên bị gọi là bọn phản động, là “Nhân văn giai phẩm”:   
  Vấn đề “Nhân văn giai phẩm” giờ đây người ta có nhắc đến thì cũng chỉ như nói về sự ấu trĩ của một thời. Bây giờ hồ dễ quay trở lại; vì được nhìn nhận với lý lẽ: “…trước đây, do thiếu kinh nghiệm và năng lực, vô tình người lãnh đạo đã kìm hãm và tước đi chân giá trị đích thực của nghệ thuật, tư tưởng và sáng tạo trong giới văn hóa văn nghệ, đã khiến không ít nghệ sĩ bị oan trái…”.

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

TẢN CƯ - Trần Kiêm Đoàn

   Nhân dịp trường TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG QUẢNG TRỊ  sắp tổ chức họp mặt kỷ niệm  60 năm thành lập  trường. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết TẢN CƯ của thầy Trần Kiêm Đoàn -  cựu giáo sư của trường trước 1975

        

        TẢN CƯ

        Từ nhỏ, đi học ở Huế, tôi thường nghe người lớn than thở rằng, Huế là xứ sở đi để mà nhớ chứ không phải ở để mà thương. Thời đó tôi không tin vì mỗi tuổi thơ đều có một bầu trời xanh và một cồn nắng ấm cho ước mơ tuổi dại theo diều căng gió mà nghe tiếng hát của Thằng Cuội ngồi gốc cây đa. Những cơn mưa thâm trầm và những trận lụt trùng trùng nước bạc của Huế đã khiến tôi nghĩ rằng, Huế là đất "đi để mà sợ, ở để mà kinh!".