BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn CHÂU THẠCH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CHÂU THẠCH. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2019

ĐỌC “LỜI KINH 2” THƠ TRẦN MAI NGÂN VÀ “KINH THƠ” CỦA QUANG TUYẾT - Châu Thạch


            
               Nhà bình thơ Châu Thạch


        ĐỌC “LỜI KINH 2” THƠ TRẦN MAI NGÂN
        VÀ “KINH THƠ” CỦA QUANG TUYẾT
                                                                    Châu Thạch

BÀN VỀ “LỜI KINH 2” CỦA TRẦN MAI NGÂN

Bài thơ có đầu đề là “Lời kinh” mà nó chẳng tả gì về lời kinh. Vậy thì “Lời Kinh” là lời kinh chỗ nào?. Một người như nhà thơ Trần Mai Ngân mà dám viết lời kinh thì có kiêu ngạo quá chăng? Muốn biết có kiêu ngạo hay không ta phải tìm hiểu bài thơ thì mới có kết luận.
Đọc câu thơ đầu tiên tôi hoảng hốt: “Trú trong kinh Bát Nhã”. Kinh Bát Nhã là gì?
“Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh là một bộ kinh rất ngắn của Đại Thừa Phật giáo, có ý nghĩa rất thâm sâu, rất cơ bản, nhằm phá thói quen chấp thật rất nặng nề của chúng sinh. Kinh này được các chùa tụng niệm rất thường xuyên, các thầy cúng đám ma, ngay cả ở nông thôn miền nam Việt Nam cũng tụng kinh này. Có thể nói kinh này rất quen thuộc với Phật tử, nhưng mọi người có hiểu rõ ràng tường tận ý nghĩa của nó không, thì không dám chắc. Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh là quyển Tâm Kinh nhằm phá chấp thật để hiển hiện trí bát nhã của bờ bên kia (ba la mật) tức là bến bờ giác ngộ”.

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2019

ĐỌC “NGŨ NGÔN TÌNH” THƠ TRẦN MAI NGÂN - Châu Thạch


            
               Nhà bình thơ Châu Thạch


         ĐỌC “NGŨ NGÔN TÌNH” THƠ TRẦN MAI NGÂN
                                                                               Châu Thạch

Trước hết, đọc cài đầu đề của bài thơ là “Ngũ Ngôn Tình” cho ta hiểu đây là thứ ngôn ngữ của tình yêu. “Ngũ Ngôn Tình” hiểu theo nghĩa hẹp là bài thơ sáng tác theo thể ngũ ngôn (năm chữ) nói về tình yêu. “Ngũ Ngôn Tình” hiểu theo nghĩa rộng là 5 thứ ngôn ngữ có trong kho báu của tâm hồn để hai người yêu nhau đem tặng nhau và làm giàu lâu đài tình ái của mình. Lời nói yêu thương, quà tặng ý nghĩa, thời gian cho nhau, hành động cao thượng và cử chỉ trao nhau là 5 ngôn ngữ tình yêu cần và đủ để cuộc tình thăng hoa mà các nhà nghiên cứu đã rút ra từ kinh nghiệm tình trường, qua bao nhiêu thế hệ con người.
Nhà thơ Trần Mai Ngân trong ẩn ý, muốn đề cập đến ngôn ngữ đó trong quá khứ cuộc tình, thứ ngôn ngữ mà không thể lấy “tam đoạn luận” để hiểu nó được. Cho nên khi đọc thơ “Ngũ Ngôn Tình Yêu” ta cũng không thể đi vào thơ bằng cái suy luận “Tam Đoạn”, thứ cơ bản mà thầy đã khai trí khi ta còn ấu trỉ mới tập tò học Triết.

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

CHUYỆN HOA THẤT TÌNH - Thơ Châu Thạch


        
               Nhà thơ Châu Thạch


CHUYỆN HOA THẤT TÌNH
(Cảm tác ảnh Trần Mai Ngân)
                 
Hôm nay trời rất đẹp
Nắng chiếu trên vòm xanh
Vườn hoa khoe sắc thắm
Bướm bay vòng loanh quanh.

Em dạo vườn bước ngọc
Dáng dịu dàng thanh thanh
Những con chim trên cành
Nhìn em cất tiếng hót

Thấy hoa, em ngừng gót
Ngồi xuống ngắm nhìn ngay
Hương tỏa loang rất ngọt
Em nhẹ nhàng đưa tay

Hoa ngước mình hết dậy
Tất cả đón chờ em
Em ngắt đóa hoa nào
Đóa ấy chết êm đềm.

Có một chàng thi sĩ
Nhìn em như nhìn thơ
Bỗng tự nhiên mộng mơ
Muốn làm đóa hoa chết

Hình như em chưa kết
Với ngàn hoa lung linh
Em bỏ đi vô tình
Hoa cúi đầu xuống hết

Hoa và người không chết
Nhưng từ đó thương đau
Hoa thì cứ phai màu
Người tương tư mãi mãi

Người thành yêu trường trãi
Hoa thành hoa thất tình
Trong cõi trời thanh tịnh
Tình đi vào thiên thu!

              Châu Thạch

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2019

ĐỌC “KHUNG TRỜI CŨ” THƠ TUỆ SĨ ” - Châu Thạch


    
                              Thiền sư Tuệ Sĩ


KHUNG TRỜI CŨ

Ðôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Ðỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng!

Ðếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn

                                                Tuệ Sỹ


                    
                           Nhà bình thơ Châu Thạch


             ĐỌC “KHUNG TRỜI CŨ” THƠ TUỆ SĨ 
                                                                         Châu Thạch  
                                                                                                           
Tuệ Sĩ là một nhà thơ được mên mộ, một thiền sư được kính trọng. Ngài còn là một tù nhân lương tâm chịu án tử hình. Cuộc đời ngài và thơ ngài đã được viết hàng ngàn trang và sẽ đi vào lịch sử, văn học sử.  Bài thơ “Khung Trời Cũ” của ngài là một bài được nhà  thơ Bùi Giáng, cũng là một nhà thơ được trọng vọng  bậc nhất Việt Nam đánh giá là một bài thơ “đã trùm lấp hết chân trời mới cũ Đường Thi Trung Hoa tới Siêu Thực Tây Phương.”

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2019

NẮNG HỒN NHIÊN VÀ MƯA NGẬM NGÙI TRONG BÀI “NẮNG CỦA THUỞ NÀO” THƠ KAO HOÀNG - Châu Thạch


                    
                            Nhà bình thơ Châu Thạch


NẮNG HỒN NHIÊN VÀ MƯA NGẬM NGÙI TRONG BÀI “NẮNG CỦA THUỞ NÀO” THƠ KAO HOÀNG 
                                                                                       Châu Thạch

Kao Hoàng, một người bạn facebook của tôi. Lúc đầu tôi không cảm tình với anh ta mấy vì nhìn chiếc ảnh mang kính đen, đội mũ đen, hai tay chống nạnh trông rất cô hồn. Thế rồi đọc những lời cương trực trên dòng fay của Kao Hoàng tôi biết mình sai lầm. Tôi yêu mến cái phong cách của anh từ đó. Sau nầy đọc thơ Kao Hoàng tôi lại tìm được một tâm hồn rất nghệ sĩ trong anh.
Hôm nay, đọc bài thơ “Nắng Của Thuở Nào” tôi như được nương theo thơ ấy, để linh hồn đi trên dòng sông ký ức, quay về quá khứ cúa một thời thanh xuân . Chắc không mấy ai không biết bài thơ “Tuổi Mười Ba” của Nguyên Sa với hai câu thơ “Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc/ Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường”. Hai câu thơ của Nguyên Sa đã được Kao Hoàng nhớ lại trong bài thơ của anh bằng hai câu thơ rất mới “Nhớ câu thơ ngày ấy áo em vàng/Ta có lẽ mai về yêu hoa cúc”. Bằng hai câu thơ nầy, Kao Hoàng đã nhắc tôi hoài cảm vê một thời vàng son, yêu đương và vụng dại.
Bài thơ có 5 khổ, Kao Hoàng đã đặt cụm từ “Chào phượng vĩ” vào trong câu đầu của 4 khổ thơ. Điều đó gây ấn tượng cho ta về những niềm vui tràn đến, náo nức trong tâm hồn những ai rất lạc quan và mau cảm xúc.

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

“THU VÀNG” CỦA ÁI THI (LÊ ĐÌNH KHOA): MỘT BÀI THƠ HAI BỨC TRANH ĐẸP - Châu Thạch


                 
                         Nhà bình thơ Châu Thạch


“THU VÀNG” CỦA ÁI THI (LÊ ĐÌNH KHOA): MỘT BÀI THƠ HAI BỨC TRANH ĐẸP 
                                                                                Châu Thạch

Hôm nay mới trung tuần tháng tư âm lịch mà thời tiết miền trung đã quá nóng . Trong cái oi bức đầu hè, đọc bài thơ “Thu vàng” của Ái Thi, những bức tranh mùa thu tuyệt đẹp trong thơ như hiển hiện cho tôi những cảm xúc về thu, làm dịu mát tâm hồn.
Đọc khổ thơ thứ nhất của bài thơ:  Lá bay rợp cả khung trời. nhuộm vàng cả khung cảnh. Một bức tranh thu toàn cảnh, với một màu vàng như hiển hiện trước mắt, cho ta hình dung vẽ đẹp bao la của thu:

                Thu về... lá vàng rơi !
                Thu nhuộm kín phương trời ...
                Lá cuốn theo chiều gió...
                Mang sầu gieo muôn nơi !

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2019

HƠI THỞ CỦA HUẾ TRONG “VỀ LẠI HUẾ” THƠ BÍCH LIÊN NGUYỄN - Châu Thạch


             
                   Nhà bình thơ Châu Thạch


HƠI THỞ CỦA HUẾ TRONG “VỀ LẠI HUẾ” THƠ BÍCH LIÊN NGUYỄN
                                                                               Châu Thạch

Bích Liên Nguyễn không làm thơ, đây có lẽ là một trong vài bài thơ cảm tác bất ngờ trong đời chị. Chị là chị họ của vợ tôi và phu nhân của người bạn cùng học với tôi tại trường Nguyễn Hoàng Quảng Trị. Anh Nguyễn Bá Trình chồng chị, là một thầy giáo tài hoa, tài hoa vì ngoài nhà mô phạm ra, anh còn là một văn sĩ, thi sĩ, họa sĩ  đã xuất bản nhiều sách, vẽ nhiều tranh được mến mộ. Cặp vợ chồng nầy thì đồng môn Nguyễn Hoàng tại Sài Gòn không mấy ai không biết vì là họ sinh hoạt thường xuyên với hội, phong cách hiền hòa, tao nhã, vui vẽ và hào hoa. Những bữa cơm của Liên Trình chiêu đãi đồng môn chỉ  đơn sơ ba hoặc bốn mốn thôi, nhưng ăn vào thì nhớ, mà nhớ thì muốn quay lại thưởng thức tài nấu nướng tinh hoa mang đậm “bản sắc quê nhà” của chị. Bởi thế nhà Liên Trình luôn có khách. Học trò cũ, bạn đồng môn, văn thi hữu, ai đến nhà Liên Trình, khi ra về cũng thấy lòng vui và tâm hồn thư thái.
Đọc “Về Lại Huế”, tôi vui thấy bà chị mình cũng biết làm thơ, vì vậy ai có nói “mèo khen mèo dài đuôi” thì chắc chị ấy và tôi cũng vui lòng mà công nhận. Thế nhưng thử để ý xem, cái đuôi nầy cũng lung linh đẹp và dễ thương lắm chứ!

ĐỌC “TÌNH MỘNG” THƠ PHAN QUỲ - Châu Thạch


             
                   Nhà bình thơ Châu Thạch


              ĐỌC “TÌNH MỘNG” THƠ PHAN QUỲ 
                                                                Châu Thạch

Lạ thật, bài thơ nào viết về Quảng Trị thì tôi đều thấy yêu quý, vì nó đem tôi trở về thị xã mà tôi đã sống một thời thanh xuân ở đó, nhất là thơ của phái nữ. Cũng lạ thật, hôm nay tôi đọc một bài thơ không thấy nói về Quảng Trị, thế mà làm sao tôi lại, đọc đến đâu nhớ về Quảng Trị đến đó. Chắc có lẽ vì bài thơ đăng trên dòng thơi gian facebook của Đồng Môn một ngôi trường tại thị xã năm xưa tôi sống chăng? ngôi trường đó có tên là Nguyễn Hoàng, đã tan vào cõi mộng, chỉ còn trong ký ức biết bao người. Chắc có lẽ vì tác giả là một người đẹp nữ sinh trường Nguyễn Hoàng chăng? Vâng, chắc có lẽ vì hai điều đó, nhưng trên hết là vì, bài thơ gây cho tôi những cảm xúc thăng hoa về những trìu mến, êm đềm và quyến luyến của thơ. “Tình Mộng” của  tác giả Phan Quỳ đã đưa tôi vào một cõi mộng đã từng có thật trong đời:

Tôi muốn viết, viết đôi dòng nhỏ bé
Gió cuốn đi lên mấy cõi mây trời
Tôi muốn nói, nói mấy lời nhỏ nhẹ
Đến với đời, với người thương mến tôi.

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2019

ĐỌC “THƠ CỦA GÁI QUẢNG TRỊ” CỦA QUANG TUYẾT - Châu Thạch


             
                   Nhà bình thơ Châu Thạch


  ĐỌC “THƠ CỦA GÁI QUẢNG TRỊ” CỦA QUANG TUYẾT                                                                                           Châu Thạch

Trưa thứ sáu tháng 4- 2019, tôi thức dậy sau giấc ngủ ngon trong không khí mát dịu của bầu trời cuối xuân. Cầm chiếc điện thoại lên và mở trang facebook, tôi đọc ngay được một bài thơ hay lắm. Hay lắm vì nó nói về một quê hương đã từng gắn bó với tôi một thời trai trẻ. Hay lắm vì nó nói về những người con gái của quê hương đó, những người mà tôi đã từng yêu đến cháy bỏng con tim từ xưa và mãi mãi! Hay lắm vì nó đã làm con dế mèn tôi gáy lại, sau nhiều ngày cạn kiệt cảm hứng, vì bị đánh te tua trên văn đàn, bởi có người không muốn nghe tiếng gáy dưới cỏ của con dế rất chi là hèn mọn, nhưng lại cứ gáy suốt ngày đêm.

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2019

“HÉ MỞ MỘT GÓC NHỎ TRÁI TIM MÌNH” - Tạp văn Võ Văn Cẩm; “KHÓC BẠN NGUYỄN KHỎE” - Thơ Châu Thạch


      
                       Anh Nguyễn Khỏe và anh Châu Thạch


         HÉ MỞ MỘT GÓC NHỎ TRÁI TIM MÌNH
                                                                         Võ Văn Cẩm

Tôi nén nỗi đau khi mất một người bạn thân: Nguyễn Đạo Khỏe (1945)
Khỏe là người không còn trên dương thế, nhưng vĩnh viễn được nhiều người thương nhớ và nhắc nhở. Tình thương bay xa nhưng tình yêu còn mãi trong trái tim người ở lại. Nỗi đau mất bạn đã nhiều năm, nhưng nó vẫn còn hiện hữu trong trái tim tôi.
Mỗi lần ngang qua nhà, tôi thường ghé lại đốt cho bạn một nén hương. Thăm chị Khỏe và các cháu.

NHÀ ANH ĐÓ - Thơ Hạ Thái



                           Nhà thơ Hạ Thái 


NHÀ ANH ĐÓ

Để tặng nhà thơ Châu Thạch
(Bài thơ 2 đoạn, 3 khổ đầu: Họa bài "NHÀ TÔI ĐÓ" của Châu Thạch, 4 khổ kế tiếp là cảm tác bài thơ ấy)

Nhà anh đó từng một thời hạng nhất
Quốc lộ ngang qua  ai chẳng thấy hình
Ra Bắc vào Nam xuôi ngõ Long Hưng
Nắng cháy Hạ / gió Lào như bốc lửa
Nhà anh đó biết bao điều kể nữa
Nói càng nhiều càng thấm thía nỗi đau
Kề từ ngày phải chạy loạn xa nhau
Bỏ nhà bỏ trường bỏ luôn bầu bạn
Phận nam nhi trót sinh nhằm thời loạn
Khoác chiến y không còn việc đơn sơ
Đường quân hành canh cánh những giấc mơ
Thời ấm êm dưới bầu trời Quảng Trị!


*
Dõi bước đến đây mà thơ chưa hết ý
Đà lỡ thương / thương cho trót vài câu
Nhà anh đó mái thấp với gác lầu
Anh giữ kín tuổi thơ bao kỷ niệm!
Ta cứ hỏi bởi vì đâu nên chuyện
Ôi! tan tành cả đất nước thân yêu
Lỗi tại ai / ai dám nói rõ điều
Cuộc tương xung làm điêu tàn xứ sở
Quê hướng ấy bao nhiêu người còn ở
Bao nhiêu người lưu lạc khắp mười phương
Tình thế vì đâu xua họ đến tận đường
Người xa xứ, người lưu vong uất ức!
Quê hương đó những gì là còn mất
Xin cúi đầu hoài niệm thuở thời xưa
Tiếng quốc trầm ới tháng nắng, ngày mưa
Hồn thiên cổ vọng lời đau đớn mãi!

                                                Hạ Thái
                                             Mar/30/2019

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

NHÀ TÔI ĐÓ - Thơ Châu Thạch


   


NHÀ TÔI ĐÓ

Nhà tôi đó bạn ơi nhà cao nhất
Lầu vọng trăng còn hiển hiện trong hình
Con đường xưa gần ngả ba Long Hưng
Mùa Đỏ Lửa đoàn quân về trong lửa

Tôi đã xa nhà tôi gần một nửa
Thế kỷ buồn với nhục nhã đớn đau
Nay nhìn hình kỷ niệm lại thay nhau
Về trong trí gia đình và bè bạn

Nhà tôi đó tan tành trong nhiễu loạn
Nay chỉ còn một đám cỏ hoang sơ
Đêm đêm buồn nhà hiện lại trong mơ
Cùng kỷ niệm của Cổ Thành Quảng Trị

                                           Châu Thạch

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

BÀN VỀ BA BÀI BÌNH THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY - Châu Thạch


            
                  Nhà bình thơ Châu Thạch


   BÀN VỀ BA BÀI BÌNH THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY
                                                                                      Châu Thạch
                              
NGHIÊNG

Ai từng chao nghiêng
Chắt lắng hết hương mê
Chừ hoài niệm
Len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức
Tình xưa hẹn ước
Chông chênh rơi mất ánh trăng thề?

                                       La Thụy

Đọc được bài thơ “Nghiêng” rất hay của nhà thơ La Thụy, Châu Thạch tôi nổi máu văn chương cũng muốn viết đôi dòng cảm nhận của mình. Thế nhưng thấy trên diễn đàn đã có nhiều bài bình luận về nó, mình có viết nữa cũng bằng thừa. Thôi thì chơi trội một chút, bình các bài bình viết về bài thơ ấy. Nói chữ “bình” cho oai thế thôi, chứ thật ra con dế hèn mọn nầy chỉ xin có đôi lời bày tỏ cảm giác của mình khi đọc các bài bình mà thôi, mục đích cũng là gáy bá vơ, góp một chút âm thanh trong hương thơm của hương đồng cỏ nội dưới ánh trăng nghiêng của nhà thơ La Thụy.

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

BÀN VỀ BÀI BÌNH THƠ “THUYÊN NEO BẾN LẠ” CỦA ĐĂNG XUÂN XUYẾN - Châu Thạch


              
                    Nhà bình thơ Châu Thạch

         BÀN VỀ BÀI BÌNH THƠ “THUYÊN NEO BẾN LẠ”
         CỦA ĐĂNG XUÂN XUYẾN

Nhân được nhà thơ Đặng Xuân Xuyến báo tin cho tôi đọc bài viết “Tưng Tưng bảy chuyện cùng…Nguyễn Đăng Hành” tôi tò mò tìm đọc thêm một vài bài của anh trên trang web dangxuanxuyen.blogspot.com. Nhờ vậy bài bình thơ “Vài suy nghĩ khi đọc Thuyền Neo Bến Lạ của Phúc Toản” đập vào mắt tôi. Cái khiến cho tôi dừng lại để đọc không phải là bài bình mà chính là bài thơ “Thuyền Neo Bến Lạ” của nhà thơ Phúc Toản. Đọc bài thơ xong, xúc cảm với bài thơ đưa tôi đọc tiếp bài bình. Xin mời thưởng bài thơ trước:

THUYỀN NEO BẾN LẠ
          (Gửi NTPT)

Lạnh lùng cơn gió chiều đông
Xô con thuyền nhỏ theo dòng về xa ...
Dây đời buộc tím nhành hoa
Ngày vui ...mà lệ ướt nhòa câu thơ ...

Thật rồi... vẫn ngỡ là mơ
Lấy chồng! Em lấy chồng! Ơ! Lấy chồng...
Gừng cay, muối mặn xát lòng
Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng...
Một luồng gió thổi sau lưng
Tân bao kỷ niệm, đoạn từng nhớ thương...
Mùa xuân phía trước dâng hương
Đằng sau lạnh buốt một phương trời buồn...

                            Tân Yên, tháng 01.2001
                                  PHÚC TOẢN

Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến đã viết lời bình ngắn, trình bày lướt qua vài cảm nhận mà anh đã có khi đọc bài thơ nầy. Để bài viết không dài, Châu Thạch xin nêu những ý chính trong bài bình của Đặng Xuân Xuyến và đóng góp những ý kiến của mình như là một cuộc trò chuyện văn chương, hầu góp vui cho bạn đọc thư giản năm, mười phút mà thôi.

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

MẤY LỜI TÂM SỰ - Châu Thạch


         
                Nhà bình thơ Châu Thạch


          MẤY LỜI TÂM SỰ
          (Nhân nhà thơ Nguyễn Đăng Hành nói về Châu Thạch)

Vừa ăn Tết xong, mồng mấy Tết không nhớ, nhà thơ Đặng Xuân Xuyến điện thoại cho Châu Thạch. Sau vài lời chúc tết, nhà thơ hỏi:
- Chú đã đọc bài “Tưng Tưng bảy chuyện cùng…Nguyễn Đăng Hành” chưa ạ?.
- Hả, mấy bữa nay bận lo Tết quá nên chú chưa đọc.
- Chú đọc đi, trong đó có nhắc về chú đấy ạ.
- Ừ, để chú đọc bây giờ.
Thế là tôi ngồi vào máy vi tính mở trang web dangxuanxuyen.blogspot.com và tìm đọc bài nầy. Bài nầy Đặng Xuân Xuyến chép lại những lần trao đổi giữa anh với nhà thơ Nguyễn Đăng Hành, bàn luận về các nhà thơ, trong đó tôi có biết vài người chớ chưa quen ai cả. Châu Thạch tôi cũng hân hạnh được đề cập đến hai lần. Lần thư nhất hai người nói về Châu Thạch như sau:

 “Mươi hôm sau, anh (tức Nguyễn Đăng Hành) điện cho tôi, vẻ rụt rè:
- Anh hỏi câu này, chú trả lời thật nhé. Bài "Ẩm trời" của chú, đáng mấy điểm.
Tôi có chút ngập ngừng:
- Tự chấm điểm thì em không biết cho điểm mấy nhưng bài đó cũng thường thôi, không thể là hay.
Anh ồ lên, lanh lảnh:
- Vậy mà bác Châu Thạch khen hết lời.
Tôi cười, nửa phân trần:
- Chú Châu Thạch khen hay ở phong cách tỏ tình mới lạ, bạo liệt chứ không khen bài thơ "Ẩm trời" hay.
Anh chậm rãi:
- Anh nghĩ bác Châu Thạch vì quý người mà quý thơ. Bác Châu Thạch nhiều bài bình rất sâu, rất hay, anh rất phục nhưng đọc mấy bài bình kiểu quý người quý thơ như thế không sướng.”

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

NGỤ NGÔN DẾ MÈN VÀ BÒ - Thơ Châu Thạch


        
      Nhà thơ Châu Thạch  

         
NGỤ NGÔN DẾ MÈN VÀ BÒ

Ở một mảnh vườn quê hương xơ xác
Có con dế mèn
Ăn không có ăn
Bởi thiên tai và dấu chân con người
Dẩm đạp đến ngọn cỏ cũng không còn
Dế mèn vẫn gáy
Đêm đêm hát với trăng sao
Tiếng ca không ngọt ngào
Mà ru ngủ
Những linh hồn nông dân khốn khổ
Nghèo xác xơ khác chi loài dế ở đồng.

Dế có hèn không?
-Nhất định là không
Dế sống đời đáng sống!!!

Tại cánh đồng cỏ xanh và nước ngọt
Tưởng nơi đây thiên đường của chốn trần gian
Có con bò vàng
Ăn ngày ăn đêm
Bụng căng phồng đầy cỏ
Mắt không biết trăng sao
Tai không nghe tiếng gió
Bò rống lên đưa sừng húc đây đó
Đâu biết mình múa thứ võ súc sanh!

Dế sẽ chết dưới trời xanh
Bò sẽ vào lò mổ
Nước mắt chảy dài bò đau khổ
Khóc than, hối hận đã rồi
Khi làm bò hèn từ ở coi nôi
Nên khi chết mang cái hèn mà chết!!!

                                           Châu Thạch

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018

GÓP Ý VỀ "ĐƯỜNG THI HẬU HIỆN ĐẠI" - Nguyên Lạc


      
                        Nhà bình thơ Nguyên Lạc

      GÓP Ý VỀ "ĐƯỜNG THI HẬU HIỆN ĐẠI"                                                                                         Nguyên Lạc
***
LỜI PHÁT BIỂU CỦA NHÀ BÌNH THƠ CHÂU THẠCH


Tình cờ vào trang THƠ ĐƯỜNG ĐẤT VIỆT, tôi đọc được bài: “XUÂN ĐỢI NHÉ” THƠ LÃNG UYỂN CHÂU: ĐƯỜNG THI HẬU HIỆN ĐẠI của Nhà bình thơ Châu Thạch [1] đăng ngày 23-05-2018, những lời phát biểu sau đây của Nhà bình thơ gây nhiều "ấn tượng" đối với tôi:
" Tôi không rành văn học sử nhưng hình như các thể thơ làm theo phong cách mới xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, được các nhà nghiên cứu văn học cho rằng là thơ hiện đại. Ngày nay có một thứ thơ chữ nghĩa bí hiểm, ý tứ bí mật được cho là thơ hậu hiện đại. Tất nhiên thứ thơ hiện đại và hậu hiện đại nầy không có Đường thi. Từ lập luận nầy người viết nghĩ ra một ý ngộ nghĩnh, dí dỏm như sau: Đường thi cũng có hai loại, Đường thi cổ thi và Đường thi hậu hiện đại. Đường thi cổ thi là thơ Đường luật được sáng tác từ xưa đến nay, câu thơ dùng nhiều hán tự và điển tích, ý thơ gò bó trong ngữ nghĩa của ông bà để lại và đối ngẩu thì đập vào nhau chan chát như hai chiếc bánh xe song hành trên đường sắt.  Đường thi hậu hiện đại là thơ Đường luật của một số tác giả ngày nay sáng tác, không dùng chữ Hán và điển tích, ý thơ rõ ràng đọc là hiểu ngay, đối ngẫu trong thơ thanh thoát nhẹ nhàng như hai thiếu nữ đi song song bên nhau. Đây chỉ là một phát biểu vui của người viết, xin đừng ném đá nếu cho là sai.
Trong số Đường thi hậu hiện đại ấy, hôm nay tôi thấy mình thích thú với bài thơ “Xuân Đợi Nhé” của Lãng Uyển Châu" [Châu Thạch]  

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2018

KHÍ CỤ BÌNH AN - Thơ Châu Thạch, lời bình Lê Liên


            
                      Tác giả bài viết Lê Liên


          KHÍ CỤ BÌNH AN 
                        Thơ Châu Thạch
                        Lời bình Lê Liên

Dạ thưa,
Có một điều kỳ lạ chạm đến trái tim mình khi tôi đọc câu cuối của bài thơ:
“Xin hết thảy đăng quang làm hành khất.”

Và tôi hiểu vì sao lại có tựa bài thơ là LỜI KHUYÊN KỲ DỊ của nhà bình thơ CHÂU THẠCH.
Bản thân tôi rất say mê, rất yêu quý “KINH THÁNH”. Đặc biệt khi đọc bài thơ “Lời Khuyên Kỳ Dị” của nhà thơ Châu Thạch. tôi liên tưởng đến đoạn Kinh Thánh trong sách MÁC. (Chương 6: từ câu 7 đến câu 13.) Tôi thầm cảm ơn huynh ấy, đã chuyển hóa đoạn Kinh Thánh trên thành một bài thơ rất ngộ nghĩnh, mang tính tự sự cá nhân, rồi nhẹ nhàng đi vào lòng người như một lời mời gọi… rất ư là kỳ dị !

"Hãy trang bị cho mình chiếc gậy
Như thêm chân để đi giữa cuộc đời
Và chiếc túi như chiếc hồ lô nhỏ

Bạn lên đường làm hành khất rong chơi."

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2018

“XUÂN ĐỢI NHÉ”, THƠ LÃNG UYỂN CHÂU: ĐƯỜNG THI HẬU HIỆN ĐẠI - Châu Thạch


    
                          Nhà thơ Lãng Uyển Châu


        XUÂN ĐỢI NHÉ !

Cội mai già thắm sắc vào xuân
Điểm nụ vàng xinh gấp mấy lần
Hò hẹn... yến, oanh vờn khắp giậu
Dập dìu... ong, bướm lượn đầy sân
Tết xưa tươi trẻ, lòng nao nức
Xuân mới già nua, dạ xốn xang
Nhớ thuở tình nồng yêu ấp cũ
Hương xưa ngày ấy… vẫn còn ngân

                             Lãng Uyển Châu


          
               Nhà bình thơ Châu Thạch

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

ĐỌC “TRẦM TÍCH” TẬP THƠ THỤY SƠN - Châu Thạch


   

      ĐỌC “TRẦM TÍCH” TẬP THƠ THỤY SƠN
                                                             Châu Thạch

Muốn biết nhà thơ Thụy Sơn (Đà Nẵng) vì sao lấy tên “TRẦM TÍCH “ cho tập thơ xuất bản lần nầy thì chắc phải hỏi thẳng tác giả. Tuy thế đọc cái tên “TRẦM TÍCH ” của tác phẩm ta cũng có ý niệm về những gì nhà thơ muốn gởi vào tập thơ này. Nghĩa của chữ trầm tích về vật chất là những gì chìm xuống, lắng đọng lâu ngày trong nước. Nghĩa của chữ trầm tích hiểu theo tinh thần là những gì sâu lắng trong tâm hồn qua năm tháng học hỏi, suy tư và chiêm nghiệm. Trầm còn là sự thanh trong của âm thanh dịu dàng, giúp cho mọi người sống chậm lại để cảm nhận những điều tiềm ẩn sâu xa của nhạc. Vậy thì, với tập thơ lấy chủ đề là TRẦM TÍCH, nhà thơ Thụy Sơn muốn gởi vào đó những tinh túy chắc lọc được trong cuộc sống đã lắng đọng trong tâm hồn mình bấy lâu nay bằng tiếng thơ cô đọng của mình.