BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÌNH THƠ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÌNH THƠ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2020

THĂM LẠI VƯỜN XƯA - Phạm Đức Nhì


   


SÀI GÒN ĐAU

Em yêu Sài Gòn, vì nơi đó có một người đau
một người mất những vàng son quá khứ…
sông cạn gió
đường cạn dần cây lá
mà mắt anh không cạn những mùa xưa!

Sài Gòn của anh
một thời Công Lý
một thời Tự Do
Sài Gòn của một thời Thương Xá
em bước qua, ngơ ngẩn mắt quê mùa

Một thời của anh – em chưa trải nắng mưa
chưa vào kho sách cũ
chưa nỗi nhớ thắt lòng
chưa vướng một niềm riêng
không có tình yêu, Sài Gòn như đất trống
như câu thơ lạc vận chẳng neo hồn (1)

Không giữ lại dáng hình xưa được nữa
Sài Gòn đau ngơ ngác buổi em về
anh ở đâu những ngày cây lá đổ
có đợi chờ bàn tay nắm sẻ chia?

Có chờ nghe em nói giữa ngàn khuya
xa xót lắm những thờ ơ đã lỡ
Sài Gòn đau … Sài Gòn đau … anh ơi, thêm một miền tiếc nhớ
thêm một lần lặng đắng để thầm thương…

                                                                    Đinh Thị Thu Vân

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2020

TÌNH YÊU, PHẬN NGƯỜI VÀ CON ĐƯỜNG THI CA QUA THƠ LÊ VĂN TRUNG - Viên Hướng


             

TÌNH YÊU, PHẬN NGƯỜI VÀ CON ĐƯỜNG THI CA QUA THƠ LÊ VĂN TRUNG
                                                                                     Viên Hướng

          Với trực giác vô vàn bén nhạy cùng say đắm nghệ thuật thi ca gắn liền với xã hội hiện sinh, quê hương của một thời bóng đêm dày đặc, một thời của thanh niên không làm chủ được đời mình, một thời của đợi chờ trong tuyệt vọng lắt liu khi tương lai chỉ là một ngọn nến hắt hiu mờ ảo, chốn quay về của anh là căn nhà thinh thích lặng câm, đau đáu quẩn quanh chiếc bóng chính mình khi tâm giới còn xác xao kiếp lữ.

Cánh cửa mười năm còn để mở / Đìu hiu như mỏi cuộc mong chờ / Ta bước ngại ngần, xiêu bóng đổ / Run run thềm tối nhện giăng mờ                                                   (Đợi chờ đến cuối cuộc tang thương)

Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

“I AM NOT YOURS”, DẤU HIỆU CỦA MỘT CUỘC TÌNH TAN VỠ - Phạm Đức Nhì


          
                      Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


“I AM NOT YOURS” - DẤU HIỆU CỦA MỘT CUỘC TÌNH TAN VỠ

Lời Nói Đầu

Vào 2 thập niên đầu của thế kỷ 20, trong khi phụ nữ Việt Nam đang phải đeo trên cổ cái gông “tam tòng tứ đức” của đạo Khổng, phải chấp nhận sống cảnh “chồng chúa vợ tôi”, thì ở Mỹ Sara Teasdale cũng đã phải đau đớn thốt lên với người đàn ông mình yêu: “Em không phải là vật sở hữu của anh” (I Am Not Yours).

Dĩ nhiên, nếu không nhờ tài thơ của tác giả thì dù ý tưởng có hay, có cấp tiến đến đâu chăng nữa I AM NOT YOURS cũng không thể “sống lâu lên lão làng” và còn được người yêu thơ ở Mỹ (và cả trên thế giới) yêu mến và trọng vọng đến ngày hôm nay.

Xin chia sẻ đến những người yêu thơ Việt Nam, đặc biệt là chị em phụ nữ, tâm tình của một nữ sĩ người Mỹ đầy cá tính.

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

“CÁI NHÌN”, MỘT BÀI THƠ TÌNH DỄ THƯƠNG - Phạm Đức Nhì


             
                      Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


 “CÁI NHÌN” - MỘT BÀI THƠ TÌNH DỄ THƯƠNG
                                                                     Phạm Đức Nhì

Một số bạn yêu cầu tôi bình vài bài thơ của Mỹ. Tôi đang tra cứu để bình một bài thơ nổi tiếng của một nữ sĩ tài năng.

Để các bạn yêu thơ Việt Nam quen dần với việc hiểu nghĩa và “bắt” ý tứ của một bài thơ ngoại quốc, tôi xin giới thiệu một bài thơ tình ngắn có tựa The Look (Cái Nhìn) của Sara Teasdale.

THE LOOK
by Sara Teasdale

Strephon kissed me in the spring,
Robin in the fall,
But Colin only looked at me
And never kissed at all.
Strephon's kiss was lost in jest,
Robin's lost in play,
But the kiss in Colin's eyes
Haunts me night and day.

Dịch sát nghĩa:

CÁI NHÌN

Strephon hôn tôi vào mùa xuân
Robin vào mùa thu
Nhưng Colin chỉ nhìn tôi
Và không bao giờ hôn

Nụ hôn của Strephon lạc mất trong câu nói đùa
Của Robin lạc mất trong cuộc chơi
Nhưng nụ hôn trong mắt Colin
Đêm ngày ám ảnh tôi.

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2020

CÓ ĐÚNG LÀ “VĂN CHƯƠNG CÀNG HAY CÀNG XA SỰ THẬT”? - Phạm Đức Nhì


             
                      Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Lời Nói Đầu
           
Trong thời gian tra cứu để viết lời bình cho bài thơ Tan Vỡ của nhà thơ Dư Thị Hoàn tôi đọc được bài viết “Dư Thị Hoàn: Từng Có 'Tan Vỡ' Gây Chấn Động, Xuất Hiện Sau 10 Năm Đi Tu.” (1)

Trong bài viết có đoạn:
Ba năm trước, Dư Thị Hoàn tổ chức lễ “rửa tay chậu vàng”, có nhiều bạn bè văn chương chứng kiến, tuyên bố không viết, không tham gia văn đàn.
Trong một cuộc phỏng vấn, nhà thơ chia sẻ, thực ra quyết định “bẻ bút” có từ trước đó, khi bà đọc được câu “Văn chương càng hay càng xa sự thật”.

Vì là người làm thơ và bình thơ nên trong bài viết này tôi sẽ chỉ đề cập đến khía cạnh thơ của câu nói trên. Các thể loại văn học khác xin mời những cao nhân có kiến thức và kỹ năng thích hợp lên tiếng.

HAI CHỮ QUÊ HƯƠNG - Nguyên Lạc


                
                                 Tác giả Nguyên Lạc


                     HAI CHỮ QUÊ HƯƠNG 
                                                                                         Nguyên Lạc

HỌA THƠ ĐƯỜNG

Thơ Đường hay Đường thi được xem là thơ hay nhất của các thi nhân đời Đường, trong đó một số được làm theo thể thơ Đường Luật, số còn lại làm theo những thể thơ khác mà đa số là thơ Cổ phong: Cổ phong hay Cổ thể là loại thơ có trước đời nhà Đường, phóng khoáng và tự do về niêm luật - không theo niêm luật nhất định.

Bài “Dịch Thủy Tống Biệt” tiễn Kinh Kha qua sông Dịch, đi hành thích Tần Thủy Hoàng của Lạc Tân Vương là thơ Cổ phong ̣́
Từ bài “Dịch Thủy Tống Biệt”, nhiều bạn thơ, trong đó có thi sĩ kiêm nhà bình thơ DHD họa, Nguyên Lạc xin họa theo góp vui.

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

Ý NGHĨ SƠ SÀI VỀ THƠ HAY TỨ TUYỆT - Nguyên Lạc


              
                              Tác giả Nguyên Lạc


            Ý NGHĨ SƠ SÀI VỀ THƠ HAY TỨ TUYỆT
                                                                             Nguyên Lạc
                                                                     

LÀM MỘT BÀI THƠ TỨ TUYỆT

Để bàn về Thơ Hay Tứ Tuyệt, tôi xin giới thiệu thiền sư Muju (Nhật: Japan) sẽ hướng dẫn và minh họa hầu các bạn:
Người ta hỏi một thi sĩ Nhật nổi danh rằng làm thế nào viết được một bài thơ tứ tuyệt của Trung Hoa. Thi sĩ giảng giải: Câu đầu chứa phần khởi nhập; câu hai là phần chuyển tiếp của câu đầu; câu ba chuyển từ đề mục và bắt đầu một ý mới; và câu bốn gồm ba câu trước hợp lại với nhau. Một khúc dân ca Nhật minh họa ý này:

“Hai cô con gái của một người bán lụa ở Kyoto,
Cô chị hai mươi, cô em mười tám.
Một anh lính có thể giết người với lưỡi kiếm của anh ta,
Nhưng hai cô gái này giết đàn ông với đôi mắt của các nàng.” (1)

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2020

“ÔNG ĐỒ”: NHỮNG BỨC TRANH THƠ - Phạm Đức Nhì





         “ÔNG ĐỒ”: NHỮNG BỨC TRANH THƠ

             
 Bài thơ Ông Đồ được đăng năm 1936 trên báo Tinh Hoa lúc tác giả của nó, Vũ Đình Liên, mới 23 tuổi. Ông là người theo tân học, đậu Tú Tài năm 1932 (lúc 19 tuổi). Nhờ khả năng quan sát sắc bén ông đã sáng tác được bài thơ mà theo Hoài Thanh: “Theo đuổi nghề văn mà làm được một bài thơ như thế cũng đủ. Nghĩa là đủ lưu danh với đời.”
                                                                          (Thi Nhân Việt Nam)

Hoài Thanh đưa ra những lời khen ngợi trên và đã chọn đưa vào tuyển tập Thi Nhân Việt Nam chứng tỏ bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên, dưới cái nhìn của đôi mắt thơ có nội lực sung mãn vào hạng nhất thời bấy giờ, được đánh giá rất cao.

ÔNG ĐỒ

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

                     Vũ Đình Liên

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2020

CHÙM THƠ VỀ RƯỢU HAY NHẤT, CẢM XÚC, TÂM TRẠNG – Nguyễn Duy Quang


         

Người ta thường nói những gì, nghĩ ra trong lúc say, nói trong lúc say là những gì chân thật nhất. Đó cũng là lúc mà những bài thơ mà chính tác giả khi say viết hoặc khi tức cảnh sinh tình viết ra nói lên biết bao tâm trạng của kẻ say rượu hay nói đúng hơn là say tình. Đã bao giờ bạn ở tâm trạng nhờ men say nói hộ tình yêu. Đã bao giờ bạn nhờ men say mà chiêm nghiệm về một cuộc đời đầy những chới với. Mời bạn cùng sntv.vn thưởng thức những áng thơ về rượu để cùng hòa mình vào cơn say tình này nhé.

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

TÌNH SAY CỦA KHA TIỆM LY LÀ NIỀM ĐAU THI VỊ - Châu Thạch


       
                      Nhà thơ Kha Tiệm Ly

  
TÌNH SAY
(Thơ Kha Tiệm Ly - Gởi HTH)

Ta bước chân đi vương sợi tóc
Đủ làm choáng váng giấc mê say
Tàn đêm rượu cạn bao nhiêu cốc
Mà ảnh người, như khói thuốc bay!

Réo rắt đàn xưa cung lỗi nhịp
Bâng khuâng hồ rượu biết vơi đầy?
Ta thèm một chút hương thừa cũ
Sao cứ mơ màng như bóng mây?

Phật thệ khói sương mờ bốn nẻo
Huyền Trân nào lạc bước nơi đây!
Bồng bềnh tóc rối bời năm cũ
Mãi quyện hồn ta bao ngất ngây!

Rượu đắng lung linh mờ dáng ngọc
Cho ngàn đêm nhớ, với đêm nay.

                       Kha Tiệm Ly
                  (Trích từ datdung.com)


       
                  Nhà bình thơ Châu Thạch

     TÌNH SAY CỦA KHA TIỆM LY LÀ NIỀM ĐAU THI VỊ
                                                                                   Châu Thạch

(Nhân nhà thơ Kha TIệm Ly đăng bài thơ “TÌNH SAY” của ông trên facebook. Châu Thạch xin đăng lại bài bình cúa mình về bài thơ nầy)

Tôi thích cái ngông trong thơ Kha Tiệm Ly, tôi lại càng yêu cái say trong thơ Kha Tiệm Ly. Tác giả nầy ngông thì ngông hết cỡ mà say cũng say quá cỡ, có điều cái ngông trong thơ Kha Tiệm Ly không trịch thượng với đời mà nhu mì thật là dễ thương, còn cái say trong thơ Kha Tiệm Ly là cái say rất êm ái và thú vị.

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2019

BÀI THƠ ‘GÁNH HÁT’ CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN VÀ NHỮNG CẢM NHẬN


       
                   Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến


GÁNH HÁT

Ngẩng mặt lên anh
Quệt nước mắt đi anh
Dừng thôi mấy trò “con hát”
Đời vốn đủ đắng cay mặn chát
Nếm cả đi anh để thấu hiểu lẽ đời
Đừng đắp điếm nụ cười
Đừng ép niềm tin đem tráo đổi
Chẳng phải quan tham
Chẳng cố phạm sai lầm
Hà tất ngán mặt sắt đen sì xét xử
Hà tất khiếp lòng người giận dữ
Chẳng sợ làm ma trong tù
Chẳng sợ tòa tuyên án tử
Ngẩng đầu lên để không thẹn sống hèn.

Thôi nín đi mấy anh mấy chị
Thương vay khóc mướn thế đủ rồi
Bữa sáng người ta ăn
Bằng cả tháng nhà đông con không
                         cần chi tiêu tằn tiện
Chai rượu người ta uống
Hơn tháng đẫm lưng mồ hôi đám người lao động
Người ta ở nhà lầu
Người ta đi xe hơi
Con cái ngông nghênh tiêu tiền chẳng phải nghĩ
Tiền ở đâu ra
Của ông của cha
Hay thiên hạ xót nghèo đã nhón tay “lại quả”.

Đúng sai đã có quan tòa
Anh hãy ngẩng cao đầu
Thử một lần làm đấng trượng phu
Và đám mấy người kia
Đâu cần rủ nhau khóc mướn

Hà Nội, sáng 16 tháng 01.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

ĐỌC “NHỚ CÂY ĐA CHÙA VIÊN GIÁC” THƠ TRẦN TRUNG ĐẠO - Châu Thạch


               
                          Nhà bình thơ Châu Thạch


ĐỌC “NHỚ CÂY ĐA CHÙA VIÊN GIÁC” THƠ TRẦN TRUNG ĐẠO
                                                                                         Châu Thạch

Có ai làm cho cây có linh hồn được không nhỉ? Chúa Trời thì không làm rồi. Trong Phật Giáo hình như có kinh nào đó nói đến linh hồn cúa đá, của cây nhưng ở thể rất đơn sơ. Thế nhưng có một giới người đầy quyền  phép, có thể làm cho muôn vật  đều có linh hồn. Đó là giới làm văn chương vậy. Họ sáng tạo linh hồn cho cả động vật, thực vật, và họ gọi sự sáng tạo đó là “nhân cách hóa” trong văn thơ nhạc của mình.
Ví dụ như hôm nay, nhà thơ Trần Trung Đạo đã nhân cách hóa cho cây đa ở chùa Viên Giác thành người tri kỷ năm xưa. Phải chăng cây đa ấy phải có linh hồn mới “làm bạn vỗ về giấc ngủ”, mới “vàng thương nhớ” khi Trần Trung Đạo ra đi, xa nhau mười hai năm chẵn không về.

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2019

CÁI TỘI KHÔNG CÀI LẠI KHUY ÁO NGỰC - Phạm Đức Nhì


        


TAN VỠ

Mở ngăn kéo rồi anh bỏ ngỏ
Bút viết xong không đậy nắp bao giờ
Ôi anh yêu, lơ đãng đến là
Con nai rừng của em...

Tất cả rồi dễ qua đi, qua đi
Chúng mình sẽ thành vợ thành chồng
Nếu không có một lần...
Một lần như đêm nay

Sau phút giây
Êm đềm trên ghế đá
Anh không cài lại khuy áo ngực cho em

            (Dư Thị Hoàn, tập thơ Lối Nhỏ)

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2019

VÀI LỜI VỀ MẤY BÀI VIẾT GẦN ĐÂY CỦA ÔNG NGUYÊN LẠC - Đặng Xuân Xuyến


                      
                           Tác giả bài viết Đặng Xuân Xuyến


VÀI LỜI VỀ MẤY BÀI VIẾT GẦN ĐÂY CỦA ÔNG NGUYÊN LẠC
                                                                       Đặng Xuân Xuyến


Chuyện ầm ĩ đầu năm 2019 ông Nguyên Lạc vô cớ gây sự với tôi tưởng đã chìm sâu và mãi mãi tôi sẽ không phải nhìn thấy cái tên Nguyên Lạc (Nguyễn Lạc) như gặp phải đại dịch thì chiều 15 tháng 11.2019, lợi dụng bài "Trao Đổi Với Nhà Thơ Nguyễn Vượng Về Ngôn Ngữ Trong Thi Ca" của nhà Phê bình Văn học Nguyễn Xuân Dương đăng trên blog Bâng Khuâng, ông Nguyên Lạc lại tiếp tục lèo lá gây sự với tôi, mà theo chữ của Nhà thơ Phạm Ngọc Thái thì đó là những trò nhố nhăng của "thằng lưu manh láu cá vặt vãnh".

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

LẠI BÀN VỀ "BÓNG TÀ HUY BAY" - Nguyên Lạc


               
                              Nhà thơ Nguyên Lạc


LẠI BÀN VỀ "BÓNG TÀ HUY BAY"

Tôi xin ghi lại những gì đã viết ở bài trước* có liên hệ đến hai chữ "Tà Huy"

I. Tà huy

Tà huy: The setting sun, sun set, sun đown - Tiếng Anh

1. Kết hợp Tà huy có thể hiểu trên cơ sở ghép nghĩa của các thành tố tạo nên nó:
Tà huy do ghép 2 chữ: Tà và Huy
-Tà : lệch, vẹo, nghiêng, xiên, chéo, dốc
- Huy :Ánh sáng (mặt trời), nắng, ánh nắng
Nghĩa của cả kết hợp Tà huy giống như Tà dương
- Ánh mặt trời chiều ngả về tây -Từ điển trích dẫn
- Ánh nắng nghiêng của buổi chiều.- Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

MỘT BÀI THƠ VỊNH ẢNH KHÔNG ĐỀ TUYỆT HAY - Châu Thạch


   


KHÔNG ĐỀ 
        
Đi hết núi anh tìm mà chưa gặp
Hoàng hôn tím tiếp tiếp bình minh hồng
Rét mướt mùa đông nắng nung mùa hạ
Anh vẫn chưa tìm được lá diêu bông !

Tới cảnh danh lam anh cầu khẩn Phật
Lại đụng đầu với những sắc không
Mang từ bi anh đi tìm gặp Chúa
Chúa bảo tình con Chúa cũng đau lòng

Anh cứ đi, đi mãi tới đầu sông
Đến tận man thiên nước chảy xuôi dòng
Anh chợt nhận ra một điều rất thật
Tay Em sau lưng dấu lá diêu bông.              

                                        ZuLu DC

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2019

CẢM NHẬN KHI ĐỌC TẬP THƠ “SÓNG NGẦM” CỦA NGÔ NGUYỄN - Đặng Xuân Xuyến


                   
                        Tác giả bài viết Đặng Xuân Xuyến


Nhận được tập thơ Sóng Ngầm cũng đã mươi ngày nhưng bận quá nên chiều nay tôi mới “lôi” Sóng Ngầm ra đọc. Giở đi giở lại, cứ vẩn vơ ý nghĩ: thơ tình của nhà thơ tuổi đã xấp xỉ 80 không biết cái “khoản yêu” kia có được “hùng hục như trâu húc bờ” hay chỉ “lả lướt” vài ba nét nhấn nhá cho có chút vị gọi là hương yêu? Nghĩ thế nên tôi chưa vội đọc mà lẩn thẩn ngồi đếm xem tập thơ có bao nhiêu bài. Vâng. Tập thơ nho nhỏ, xinh xinh với 80 bài, đa phần là những bài thơ ngắn, số đông là thơ tình. Đúng như tiêu đề của tập thơ: SÓNG NGẦM - Thơ tình ** Ngô Nguyễn đã trình làng.

NGHE THƠ LÊ ĐÌNH HẠNH QUA TIẾNG NGÂM KIM LOAN - Châu Thạch


            
                             Nghệ sĩ ngâm thơ Kim Loan


NGHE THƠ LÊ ĐÌNH HẠNH QUA TIẾNG NGÂM KIM LOAN
                                                                                         Châu Thạch

Nghệ sĩ ca ngâm Kim Loan, tên thật Hồ Nguyên Hằng, là nghệ sĩ ở đẳng cấp nào tôi không được biết, nhưng sự mến mộ của giới văn nghệ sĩ Quảng Nam Đà Nẵng đối với cô thì rất nhiều. Hầu như không có lễ hội nào, hoặc buổi giao lưu văn thơ nào mà Kim Loan không được mời đến.
Kim Loan ca ngâm giọng Huế. Khi nghe Kim Loan hát tôi thường nghĩ đến dòng sông Hương chảy êm đềm, soi bóng hoàng thành. Khi thiên hạ vổ tay rôm rốp tán thưởng Kim Loan, tôi lại nghĩ đến tiếng sóng biển dội lên bờ, nơi cửa Thuận An.
Cái Huế của Kim Loan pha một chút Quảng Nam - Đà Nẵng, làm cho giọng hát không thánh thót cao vời mà trầm lắng hết vào lòng người những tình cảm được thổ lộ trong ca từ.

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2019

“NHÀ TÔI”, CHIÊU ĐẸP CỦA YÊN THAO - Nguyễn Khôi


            
                                Nhà thơ Yên Thao


Yên Thao (Nguyễn Bảo Thịnh), sinh năm 1927, quê Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội. Năm 1946, anh đi Bộ đội, có Thơ nổi tiếng cùng thời với Quang Dũng, Tất Vinh, Hồng Nguyên...

Năm 1949, anh công tác ở Văn nghệ Liên khu 3, trong một lần cùng đơn vị tham gia đánh  một "đồn" quân Pháp ven sông ở một Làng Đồi; trong lúc chờ nổ súng, anh trò chuyện với một Chiến sĩ quê ở ngay Làng Đồi (địch đang chiếm đóng), mà phía bên ấy còn có mẹ già, vợ trẻ cùng giàn hoa Thiên lý... Qua câu chuyện của đồng đội kể, Yên Thao rất xúc động, đồng cảm liên tưởng cứ như câu chuyện của chính mình, thế là trong đầu anh cảm hứng xuất thần một "tứ thơ" vụt hiện : NHÀ TÔI... Bài thơ được mọi người chép tay, thuộc lòng, nhanh chóng truyền bá vào tới tận Nam Bộ kháng chiến, không chỉ với lính xuất thân nông thôn mà cả với lính thành phố cũng thấy thấp thoáng trong bài thơ những nét hợp với mình.

LỜI BÌNH NGẮN VỀ ‘EM’ CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Bùi Đồng


       
                Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến


EM

Ta gạ em cạn chén
Thế là em cạn ta
Nửa đời ta trễ hẹn
Em nồng nàn đốt ta.

Run rẩy, em ghì ta
Quấn vào ta hoang dại
Thẫn người, ta ngây dại
Uống em từng giọt say.

Trời đất như cuồng say
Ngả nghiêng theo nhịp phách
Nửa đời trai trinh bạch
Em nhuộm ta ngả màu.

Hà Nội, đêm 21 tháng 01 năm 2015
ĐẶNG XUÂN XUYẾN


LỜI BÌNH NGẮN VỀ ‘EM’ CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN


        
                       Tác giả Bùi Đồng


Đàn ông bao giờ cũng dại tình, một cái dại tự nguyện!
Tác giả "Em" cũng vậy, cũng chỉ ỡm ờ đó thôi.
Mới là "gạ em" thôi, có nghĩa chưa kịp uống tẹo rượu nào thì tình đã ừng ực... uống mình!

"Ta gạ em cạn chén
Thế là em cạn ta!"