BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÌNH THƠ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÌNH THƠ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2019

HƠI THỞ CỦA HUẾ TRONG “VỀ LẠI HUẾ” THƠ BÍCH LIÊN NGUYỄN - Châu Thạch


             
                   Nhà bình thơ Châu Thạch


HƠI THỞ CỦA HUẾ TRONG “VỀ LẠI HUẾ” THƠ BÍCH LIÊN NGUYỄN
                                                                               Châu Thạch

Bích Liên Nguyễn không làm thơ, đây có lẽ là một trong vài bài thơ cảm tác bất ngờ trong đời chị. Chị là chị họ của vợ tôi và phu nhân của người bạn cùng học với tôi tại trường Nguyễn Hoàng Quảng Trị. Anh Nguyễn Bá Trình chồng chị, là một thầy giáo tài hoa, tài hoa vì ngoài nhà mô phạm ra, anh còn là một văn sĩ, thi sĩ, họa sĩ  đã xuất bản nhiều sách, vẽ nhiều tranh được mến mộ. Cặp vợ chồng nầy thì đồng môn Nguyễn Hoàng tại Sài Gòn không mấy ai không biết vì là họ sinh hoạt thường xuyên với hội, phong cách hiền hòa, tao nhã, vui vẽ và hào hoa. Những bữa cơm của Liên Trình chiêu đãi đồng môn chỉ  đơn sơ ba hoặc bốn mốn thôi, nhưng ăn vào thì nhớ, mà nhớ thì muốn quay lại thưởng thức tài nấu nướng tinh hoa mang đậm “bản sắc quê nhà” của chị. Bởi thế nhà Liên Trình luôn có khách. Học trò cũ, bạn đồng môn, văn thi hữu, ai đến nhà Liên Trình, khi ra về cũng thấy lòng vui và tâm hồn thư thái.
Đọc “Về Lại Huế”, tôi vui thấy bà chị mình cũng biết làm thơ, vì vậy ai có nói “mèo khen mèo dài đuôi” thì chắc chị ấy và tôi cũng vui lòng mà công nhận. Thế nhưng thử để ý xem, cái đuôi nầy cũng lung linh đẹp và dễ thương lắm chứ!

ĐỌC “TÌNH MỘNG” THƠ PHAN QUỲ - Châu Thạch


             
                   Nhà bình thơ Châu Thạch


              ĐỌC “TÌNH MỘNG” THƠ PHAN QUỲ 
                                                                Châu Thạch

Lạ thật, bài thơ nào viết về Quảng Trị thì tôi đều thấy yêu quý, vì nó đem tôi trở về thị xã mà tôi đã sống một thời thanh xuân ở đó, nhất là thơ của phái nữ. Cũng lạ thật, hôm nay tôi đọc một bài thơ không thấy nói về Quảng Trị, thế mà làm sao tôi lại, đọc đến đâu nhớ về Quảng Trị đến đó. Chắc có lẽ vì bài thơ đăng trên dòng thơi gian facebook của Đồng Môn một ngôi trường tại thị xã năm xưa tôi sống chăng? ngôi trường đó có tên là Nguyễn Hoàng, đã tan vào cõi mộng, chỉ còn trong ký ức biết bao người. Chắc có lẽ vì tác giả là một người đẹp nữ sinh trường Nguyễn Hoàng chăng? Vâng, chắc có lẽ vì hai điều đó, nhưng trên hết là vì, bài thơ gây cho tôi những cảm xúc thăng hoa về những trìu mến, êm đềm và quyến luyến của thơ. “Tình Mộng” của  tác giả Phan Quỳ đã đưa tôi vào một cõi mộng đã từng có thật trong đời:

Tôi muốn viết, viết đôi dòng nhỏ bé
Gió cuốn đi lên mấy cõi mây trời
Tôi muốn nói, nói mấy lời nhỏ nhẹ
Đến với đời, với người thương mến tôi.

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2019

NHẤT SINH ĐÊ THỦ BÁI MAI HOA - Nguyên Lạc


        
                               Nhà thơ Nguyên Lạc         
                             

        NHẤT SINH ĐÊ THỦ BÁI MAI HOA
                                                            Nguyên Lạc

Lời nói đầu:
Xuân về hoa Mai nở, thấy hoa Mai nở ta biết Xuân về. Mùa Xuân và hoa Mai liên hệ thấm thiết với nhau. Ai mà không biết hai câu này của Thiền Sư Mãn Giác trong bài kệ Cáo tật thị chúng của Ngài:
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
            (Thiền sư Mãn Giác)

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua – sân trước – một cành mai.
               (Thích Thanh Từ dịch thơ)

Nhân bàn về hoa MAI, Nguyên Lạc tôi xin tặng độc giả vài nụ cười có liên quan đến MAI

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2019

LƯƠNG CHÂU TỪ - RƯỢU VÀ NỖI SẦU CHINH CHIẾN - Phạm Đức Nhì


          
                       Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


LƯƠNG CHÂU TỪ - RƯỢU VÀ NỖI SẦU CHINH CHIẾN

“Lương Châu” Và “Từ” 

Lương Châu nay thuộc tỉnh Cam Túc, giữa Lan Châu và Vũ Uy, trước đây là nơi hàng bao thế kỷ người Hồ và người Hán đánh nhau. Lương Châu Từ là một điệu hát cổ nói về chuyện trận mạc biên ải. Những điệu hát cổ như: Thượng Chi Hồi, Chiến Thành Nam, Thương Tiến Tửu, Quân Mã Hoàng, Viễn Như Kỳ, Hoàng Tước Hành, Lạc Mai Hoa, v.v... được các thi nhân thời trước lấy làm đầu đề để sáng tác. (thivien.net/Vương-Hàn/Lương-Châu-từ-kỳ-1/poem) (1)

Từ, nói chung, là một khúc nhạc. Có rất nhiều điệu Từ. Mỗi điệu có một từ phổ, tác giả phải tìm những chữ thích hợp về thanh âm với công thức từ phổ để điền vào. Sáng tác Từ còn gọi là Điền Từ.
 Như vậy, có thể nói Lương Châu Từ là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, luật bằng, vần bằng được tác giả khéo léo điền vào ăn khớp với một từ phổ của xứ Lương Châu. Đo đó, Lương Châu Từ còn được gọi là Khúc Hát Lương Châu.
Với thơ thất ngôn tứ tuyệt thì “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh”. Tuy nhiên, khi điền từ thì “nhất tam ngũ” nhiều khi cũng không được “bất luận” mà phải “uốn mình” cho hợp với thanh âm của công thức từ phổ.
Đây là bài bình thơ nên tôi chỉ bàn đến khía cạnh văn chương – nghĩa là sẽ đối xử với Lương Châu Từ như một bài thơ. Còn lãnh vực âm nhạc xin mời các cao nhân khác.

LƯƠNG CHÂU TỪ

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.

                   VƯƠNG HÀN (1)

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2019

MẤY “CÁI DẠI” CỦA ÔNG NGUYÊN LẠC - Đỗ Anh Tuyến


    


        MẤY “CÁI DẠI” CỦA ÔNG NGUYÊN LẠC
                                                             Đỗ Anh Tuyến                                                                                          

Tôi định không lên tiếng nhưng thấy ông Nguyên Lạc sân si, hàm hồ quá nên buộc có đôi lời về mấy cái dại của ông Nguyên Lạc.

& . Cái dại thứ nhất:

Bài TƯNG TỬNG 7 CHUYỆN CÙNG NGUYỄN ĐĂNG HÀNH chỉ là chuyện phiếm giải trí đầu Xuân, sẽ chả đọng lại gì nếu ông Nguyên Lạc không vì lòng sân si, nhỏ mọn trước mấy lời nhận xét của nhà thơ Nguyễn Đăng Hành: - “Ông Phạm Ngọc Thái cư xử khá hay. Bị ông Nguyên Lạc xỏ xiên thậm tệ nhưng ông ấy không thèm lên tiếng, vẫn tiếp tục "tự sướng" kiểu điên khùng của riêng mình ông ấy, hành động đó khác gì ông ấy chửi Nguyên Lạc: mày sủa kệ mày, tao đi cứ đi. Bị Nguyên Lạc nhục mạ là kẻ cuồng vĩ, không biết bình thơ,... nhưng ông Phạm Ngọc Thái kệ, cứ "tự sướng" tiếp, thế là ông ấy khác gì đã trả lời ông Nguyên Lạc: mày cũng giống tao nhưng chó hơn tao là mày vấy cứt vào người khác để mày được thơm hơn.” mà đăng đàn hạ nhục ông Đặng Xuân Xuyến bằng những thái độ của kẻ lưu manh; và giá như ông Nguyên Lạc nghĩ ông từng mạt sát, hạ nhục nhà thơ Phạm Ngọc Thái, nhà phê bình văn học Châu Thạch và nhiều người khác... bằng những ngôn từ thô bỉ, mà xem lại bản thân thì đâu đến mức bị bạn đọc khinh rẻ, chửi thẳng vào mặt: “Nguyên Lạc thuộc loại mõm chó”. Tôi đồ rằng, ông Nguyên Lạc đã có chủ ý sẽ kiếm cớ gây sự với ông Đặng Xuân Xuyến từ những lần trao đổi trước, dù ông Đặng Xuân Xuyến luôn thưa gửi đúng phép tắc. Bài TƯNG TỬNG 7 CHUYỆN CÙNG NGUYỄN ĐĂNG HÀNH chỉ là cái cớ để ông Nguyên Lạc thể hiện ham muốn được ngồi chồm hỗm lên đầu thiên hạ.


Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2019

CẢM NHẬN VÀI BÀI THƠ CỦA “CHÚA THƠ LỤC BÁT” - Nguyên Lạc


       
                        Nhà thơ Nguyên Lạc



BÀI ĐỌC TẬP THƠ BẤT TƯƠNG PHÙNG, KHÔNG TIN...

I. NHỮNG TRÍCH ĐOẠN
Tình cđọc được bài Đọc Tập Thơ Bất Tương Phùng, Không Tin Của Phạm Hiền Mây của nhà bình thơ Trần Trung Thuần thấy hay hay, xin được ghi ra đây vài trích đoạn "ấn tượng" của bài viết ĐỌC TẬP THƠ...[1]
[ ... Ý tôi muốn mở bài viết hôm nay về thơ Phạm Hiền Mây, qua tập Bất Tương Phùng Không Tin do nhà Nhân Ảnh ở San Jose, Mỹ, xuất bản năm 2018, tôi vừa nhận được đầu năm mới, 2019, từ một người gửi ở Tiểu Bang Nevada, cũng Mỹ. Phạm Hiền Mây thì ở Việt Nam, ngay tại thành phố Hồ Chí Minh. Phạm Hiền Mây, nói theo lối của Xuân Diệu, mới đã: đây là Bà Chúa Thơ Lục Bát Nước Ta! Cả tập thơ Bất Tương Phùng Không Tin toàn thơ Lục Bát dày tới 250 trang, tổng thể là 100 bài rất dài hơi.
...
Cuối năm ngoái và đầu năm nay, tôi có hai cái hạnh phúc: năm ngoái, 2018, nhận tập Lục Bát Tản Thần của Nguyễn Hàn Chung gửi cho từ Texas, Mỹ, năm nay, 2019, nhận tập Bất Tương Phùng Không Tin của Phạm Hiền Mây (do ai) gửi cho từ Nevada. Trước hết là tôi Biết Ơn bạn bè luôn luôn chúc tôi có hạnh phúc, sau là Biết Ơn hai tác giả đều "chuyên khoa" làm thơ Lục Bát, theo cách định nghĩa của Nguyễn Du.
Thơ Lục Bát của Nguyễn Hàn Chung là loại thơ có tư cách Nguyễn Hàn Chung: Nói thẳng, nói thật, nói tuột luốt cái tư duy có trong đầu mình, trong bụng mình, không đụng hàng ai hết...thỉnh thoảng có giống giống chút thôi bởi không dè...người ta (Nguyễn thị Hoàng Bắc, Sơn Núi, Bùi Giáng...) lại có tư duy như Nguyễn Hàn Chung, không khéo mà thành Công Duy...(như chữ Tư Sản đã thành Công Sản vậy). Thơ Nguyễn Hàn Chung: Vui và Tuyệt Cú Mèo (dùng chữ Tuyệt Tác thì lễ phép hơn nhỉ?).
Thơ Lục Bát Phạm Hiền Mây...có thể "trùng thanh" nhiều người (toàn bậc thượng thừa) như Hồ Dzếnh, Trân Huyền Trân, Nguyễn Du, Huy Cận, Cung Trầm Tưởng..., có thể "trùng ý" nhiều người (toàn thể ai...hay yêu và hay buồn). Cái tài của Phạm Hiền Mây là làm thơ Lục Bát hay quá và đều tay quá, không chỉ một tập thơ dày cộm này, Bất Tương Phùng Không Tin! Phạm Hiền Mây có một đứa con thật mà có tới ba đứa con tinh thần, và chắc không ngừng ở số ba!
...
Bây giờ tới chuyện Phạm Hiền Mây, không khen là tôi đắc tội (không phải Phạm Hiền Mây đẹp mà tôi ve vãn). Tôi tin nếu Xuân Diệu còn sống thì Xuân Diệu cũng bái phục Phạm Hiền Mây như Xuân Diệu từng làm điều đó với Hồ Xuân Hương, Bà Chúa Thơ Nôm. Dù tôi "phát biểu": Phạm Hiền Mây Là Bà Chúa Thơ Lục Bát, hơi hướng Xuân Diệu, nghĩ có sao đâu? Có thể có người bảo tôi "ninh tinh", thì cứ lý lụn đi nào, coi ai lụn bại, ai thành công. Nếu "kết lụn" thua nghiêng về tôi, tôi sẽ méc Má tôi: tại Má sinh con ở Nam Bộ...phận!
...
Tôi không có nhận xét nào thêm để dài dòng về một thi tài độc đáo là Nữ Thi Sĩ Phạm Hiền Mây. Chuyện của Phạm Hiền Mây qua thơ (Tôi chỉ biết thơ, thú thật hổng biết Thơ Ca hay Thi Ca nghĩa là làm sao?). Tôi coi Phạm Hiền Mây như một đóa hoa mai. Nhất sinh đê thủ, rồi. Tôi coi Phạm Hiền Mây là Bà Chúa, tôi nghĩ Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn không bắt lỗi tôi
Tôi không còn gì để nói thêm! ](Trần Trung Thuần)

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

VÀI LỜI VỀ CẢM NHẬN BÀI THƠ “RÉT BÂN NHỚ MẸ” - Đặng Xuân Xuyến


                    

    VÀI LỜI VỀ CẢM NHẬN BÀI THƠ “RÉT BÂN NHỚ MẸ”

Khi đọc tôi cảm nhận bài thơ RÉT BÂN NHỚ MẸ của nhà thơ, bác sĩ Bùi Cửu Trường, nhà thơ Nguyễn Đăng Hành điện cho tôi. Mới nghe: - “Em nghe anh ơi.” thì anh đã xối xả:
- Anh chắp tay lạy mày! Mày là vĩ nhân. Mày là thiên tài. Xuân Diệu có sống lại cũng phải đứng từ xa vái mày vì mày giỏi quá, siêu quá. Hoài Thanh còn sống gặp mày cũng phải tế mày như tế sao vì mày trác tuyệt quá. Mày tuyệt vời. Mày là đỉnh cao của trí tuệ...
Tôi cười, ngắt lời anh:
- Vừa ăn ớt cay quá à? Chửi gì mà ngoa thế?
- Ớt cái gì. Ngoa cái gì. Bài thơ đấy mà cũng ngồi thổi lên tận mây xanh được. Ối giời! Câu thơ người ta sửa lại có hồn vía, cựa quậy như thế, âm dương cân đối hài hòa như thế mà lại chê ỉ chê ôi, chê cứ như đúng rồi. Mày hay chữ nhỉ? Mày... đúng là thiên tài! Anh lạy thiên tài! Anh vái thiên tài!
Chẳng để tôi phân trần, anh cụp máy. Rồi chừng mươi phút sau, anh điện lại, tôi chưa kịp nói: -“Em nghe anh ơi,..” thì anh đã xối xả:
- Dạo này lại hăng máu đi bình thơ nữa chứ. Thích thể hiện là người tài giỏi đến thế cơ à? Ở đời phải biết mình là ai? Mình đứng ở chỗ nào? Đừng nên chết vì ngộ nhận.

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2019

ĐỌC “THƠ CỦA GÁI QUẢNG TRỊ” CỦA QUANG TUYẾT - Châu Thạch


             
                   Nhà bình thơ Châu Thạch


  ĐỌC “THƠ CỦA GÁI QUẢNG TRỊ” CỦA QUANG TUYẾT                                                                                           Châu Thạch

Trưa thứ sáu tháng 4- 2019, tôi thức dậy sau giấc ngủ ngon trong không khí mát dịu của bầu trời cuối xuân. Cầm chiếc điện thoại lên và mở trang facebook, tôi đọc ngay được một bài thơ hay lắm. Hay lắm vì nó nói về một quê hương đã từng gắn bó với tôi một thời trai trẻ. Hay lắm vì nó nói về những người con gái của quê hương đó, những người mà tôi đã từng yêu đến cháy bỏng con tim từ xưa và mãi mãi! Hay lắm vì nó đã làm con dế mèn tôi gáy lại, sau nhiều ngày cạn kiệt cảm hứng, vì bị đánh te tua trên văn đàn, bởi có người không muốn nghe tiếng gáy dưới cỏ của con dế rất chi là hèn mọn, nhưng lại cứ gáy suốt ngày đêm.

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

CẢM NHẬN THƠ HOÀNG CHẨM - Lê Yên


       
                        Nhà thơ Hoàng Chẩm


          CẢM NHẬN THƠ HOÀNG CHẨM
                                                       Tác giả Lê Yên

Có những lúc đầu óc trống rỗng. Con chữ chơi trò trốn tìm... Trống rỗng một khoảng mênh mông... Nó thử sức kiên nhẫn của con người. Nhắm mắt lại thì thầm “Ừ, ta nghỉ chơi đây”. Lãng đãng như một dòng sông chia cắt đôi bờ thương nhớ, trong đầu tôi thấy nước! Là sông! Không phải sông nước ngọt ngào của miền Tây Nam bộ... Con nước đục ngầu, cuồn cuộn mùa bão lũ của miền Trung. Cơn gió Lào thổi thốc, hanh khô rám da người, cổ họng nóng ran cơn khát, chợt thèm một suối nước trong... Bẻ đôi cục đất nứt nẻ trưa hè, giữa ruộng lúa bao la... Có một người đã đem suối thơ của mình tưới lên những rát bỏng, khắc nghiệt làm mềm nắng cháy, thế giới thơ của ông có đủ yêu thương, có đủ Xuân, Hạ, Thu, Đông và chắc một điều không thiếu chiếc lá vàng và những giọt mưa... Đó là nhà thơ Hoàng Chẩm.
Ông được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất có nhiều dấu tích lịch sử. Quảng Trị! Cái eo miền Trung khắc nghiệt, như sự nén lại để đến thời điểm bung nở một đóa hoa tuyệt vời... Thơ với ông như hơi thở. Tôi chợt nhớ lời của một bài hát: “Quê hương anh là Quảng Trị/ Nhà của anh bên dòng sông Thạch Hãn/Thủa xưa đó anh học trường Nguyễn Hoàng/ Ngày hai buổi đi về đường Quang Trung…”

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

“SAY ĐI EM”, MỘT BÀI THƠ “TỚI BẾN” – Phạm Đức Nhì


   
                                   Thi sĩ Vũ Hoàng Chương

     
        “SAY ĐI EM”, MỘT BÀI THƠ “TỚI BẾN” 
                                                        Phạm Đức Nhì

Tôi không nhớ đã “quen biết” bài thơ Say Đi Em của Vũ Hoàng Chương ở đâu và khi nào. Nhưng trong danh sách những bài thơ hay để giới thiệu với độc giả thì nó đứng đầu. Đọc để cảm thì sao cũng được – đó là “cái riêng” của mỗi người khi đọc thơ, những người khác ít ai dám xía vào. Nhưng bình thơ thì phải có khen chê - phải có một quan niệm về thơ để làm chỗ dựa cho sự khen chê đó. Mỗi lời khen, tiếng chê - ngoại trừ cái hay, dở của ngôn ngữ thơ - đều phải có lập luận để giải thích, và nếu bị phản bác, để bảo vệ nó.

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2019

VẤN NẠN - Nguyên Lạc


       
                   Nhà bình thơ Nguyên Lạc


BÀI THƠ VẤN NẠN

Cổ độ thuyền về...
có thật không?
Hình như
tiếng sóng động trong lòng!
Chở ta. người hỡi!
bờ bến ấy!
Hãy thắp cho ta ngọn đuốc hồng!

Vô thường nắm giữ có được  không?
Vẫn thế mây trôi...
chuyện đuốc hồng!

Nhắc chi hai ch
sơn cùng thủy?
Có. Không
Khởi. Tận
ở trong lòng!
(Nguyên Lạc)

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2019

ĐỌC “RÉT BÂN NHỚ MẸ”, NGÀY 8 THÁNG 3 - Đặng Xuân Xuyến


          
              Nhà thơ Hạt Cát Diệu Sinh Bùi Cửu Trường


       ĐỌC “RÉT BÂN NHỚ MẸ” - NGÀY 8 THÁNG 3


RÉT BÂN NHỚ MẸ

Rét Bân vương má con hạt mưa
Kiểu mưa Bân này dễ ho, mẹ ạ
Chân mẹ ấm không / rét Đài sương giá?
Tay mẹ cóng không / rét Lộc buốt tê?

Mẹ ơi!
Từ hồi Mẹ đi
quanh con hơ hoác trống.

Mưa Bân chắt lọc
từ li ti hương xuân rất trong
Tình mẹ ấm nồng
gom nhặt từ tháng ngày vất vả
tháng ngày ngược xuôi tất tả
lần hồi mẹ áo nâu sờn...

Mưa Bân rất tròn
mỏng dày xếp giọt
Trời thương Nàng Bân, Trời ban rét ngọt
Con xin Trời cho con nắng tươi
cho con thấy nụ cười
nhóng nhánh hạt na đen của mẹ.

Rét Bân rất nhẹ
Đủ lùa thông thống tháng ba.
Đủ cuốn tuổi đông con
về Mẹ chốn bao la
Tìm hơi ấm Mẹ.

Hà Nội, 08 tháng 03.2019
BÙI CỬU TRƯỜNG