BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÌNH THƠ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÌNH THƠ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

“SAY ĐI EM”, MỘT BÀI THƠ “TỚI BẾN” – Phạm Đức Nhì


   
                                   Thi sĩ Vũ Hoàng Chương

     
        “SAY ĐI EM”, MỘT BÀI THƠ “TỚI BẾN” 
                                                        Phạm Đức Nhì

Tôi không nhớ đã “quen biết” bài thơ Say Đi Em của Vũ Hoàng Chương ở đâu và khi nào. Nhưng trong danh sách những bài thơ hay để giới thiệu với độc giả thì nó đứng đầu. Đọc để cảm thì sao cũng được – đó là “cái riêng” của mỗi người khi đọc thơ, những người khác ít ai dám xía vào. Nhưng bình thơ thì phải có khen chê - phải có một quan niệm về thơ để làm chỗ dựa cho sự khen chê đó. Mỗi lời khen, tiếng chê - ngoại trừ cái hay, dở của ngôn ngữ thơ - đều phải có lập luận để giải thích, và nếu bị phản bác, để bảo vệ nó.

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2019

VẤN NẠN - Nguyên Lạc


       
                   Nhà bình thơ Nguyên Lạc


BÀI THƠ VẤN NẠN

Cổ độ thuyền về...
có thật không?
Hình như
tiếng sóng động trong lòng!
Chở ta. người hỡi!
bờ bến ấy!
Hãy thắp cho ta ngọn đuốc hồng!

Vô thường nắm giữ có được  không?
Vẫn thế mây trôi...
chuyện đuốc hồng!

Nhắc chi hai ch
sơn cùng thủy?
Có. Không
Khởi. Tận
ở trong lòng!
(Nguyên Lạc)

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2019

ĐỌC “RÉT BÂN NHỚ MẸ”, NGÀY 8 THÁNG 3 - Đặng Xuân Xuyến


          
              Nhà thơ Hạt Cát Diệu Sinh Bùi Cửu Trường


       ĐỌC “RÉT BÂN NHỚ MẸ” - NGÀY 8 THÁNG 3


RÉT BÂN NHỚ MẸ

Rét Bân vương má con hạt mưa
Kiểu mưa Bân này dễ ho, mẹ ạ
Chân mẹ ấm không / rét Đài sương giá?
Tay mẹ cóng không / rét Lộc buốt tê?

Mẹ ơi!
Từ hồi Mẹ đi
quanh con hơ hoác trống.

Mưa Bân chắt lọc
từ li ti hương xuân rất trong
Tình mẹ ấm nồng
gom nhặt từ tháng ngày vất vả
tháng ngày ngược xuôi tất tả
lần hồi mẹ áo nâu sờn...

Mưa Bân rất tròn
mỏng dày xếp giọt
Trời thương Nàng Bân, Trời ban rét ngọt
Con xin Trời cho con nắng tươi
cho con thấy nụ cười
nhóng nhánh hạt na đen của mẹ.

Rét Bân rất nhẹ
Đủ lùa thông thống tháng ba.
Đủ cuốn tuổi đông con
về Mẹ chốn bao la
Tìm hơi ấm Mẹ.

Hà Nội, 08 tháng 03.2019
BÙI CỬU TRƯỜNG

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2019

TRẢ LỜI BÀI “THƯA CHUYỆN CÙNG BẠN ĐỌC...” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Nguyên Lạc


            
                               Tác giả Nguyên Lạc

       TRẢ LỜI BÀI “THƯA CHUYỆN CÙNG BẠN ĐỌC...
       CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
                                                                    Nguyên Lạc
DẪN NHẬP
Tôi xin dùng những lời của ông Đặng Xuân Xuyến (chữ nghiêng) sửa đổi vài chữ cho hợp (chữ đứng) để làm lời nói đầu và vài phần cuối bài:
"Tôi không có ý định "trả lời ông Đặng Xuân Xuyến vbài: "THƯA CHUYỆN CÙNG BẠN ĐỌC... VỀ BÀI VIẾT CỦA ... - Đặng Xuân Xuyến (https://vannghequangtri.blogspot.com/2019/02/thua-chuyen-cung-ban-oc-ve-bai-viet-cua.html) vì không muốn bị cuốn vào những tranh cãi làm phí phạm thời gian bởi mấy việc chẳng đâu vào đâu với ông, nhưng một số người bạn và các trang web thân hữu khuyên tôi nên trả lời nên tôi ngồi gõ đôi dòng.
Bài của ông Đặng Xuân Xuyến đã được đăng tải trên nhiều trang trong cũng như ngoài nước, nếu tôi không trả lời thì "bất kính", chứ thật ra tôi không có nhiều thời gian cho những chuyện như thế này, làm phiền độc giả. Nhưng chuyện chẳng đặng đừng.
Tôi lọc ra mấy điểm ông Đặng Xuân Xuyến nêu trong bài dài vài nghìn chữ: THƯA CHUYỆN CÙNG BẠN ĐỌC...”, rườm rà vì không chân thật, đầy âm mưu không hợp với hai chữ TRÍ THỨC, để thưa cùng bạn đọc.
 Tại sao không hợp với trí thức? Xin thưa: Ông Đặng Xuân Xuyến và ông Chậu Thạch, cũng là nhà binh thơ bạn ông, cùng một số fans đã hành xử vượt quá giới hạn cho phép của người TRÍ THỨC:  Không dùng "kính ngữ", mà   lại dùng "ngôn ngữ đường phố" tấn công cá nhân tôi trong tranh biện trên Facebook. Đây là những lời của các ông y mà tôi đã copy lưu tr:
-- "Với lại những người dốt nát mà háu danh thì tự kiêu tự đại, diễn đàn có góp ý đúng cũng cho sai". (Trạn Trương Văn - Châu Thạch)
-- "thằng đó đúng là ngu mà không chịu nhận ngu vì không biết nó ngu"(Đặng Xuân Xuyến)
Nên biết rằng: Ném một trái banh vào bức tường thì trái banh dội lại; ném sân si vào tường đời thì sân si cũng sẽ dội lại giống vậy, mạnh nhẹ tuy sức ném.
Quan niệm của tôi về cuộc sống riêng minh là: Không sợ người ta ghét, mà rất sợ người ta KHINH. Tại sao KHINH?: Không lương thiện với lòng.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

PHẢN HỒI BÀI "BÀN VỀ BA BÀI BÌNH THƠ" “NGHIÊNG” CỦA CHÂU THẠCH - Nguyên Lạc


       
                             Tác giả Nguyên Lạc


PHẢN HỒI BÀI "BÀN VỀ BA BÀI BÌNH THƠ" “NGHIÊNG” CỦA CHÂU THẠCH
                                        Nguyên Lạc

Lời nói đầu
Tôi đã hứa với một người sẽ bỏ qua, không tiếp tục chuyện vô bổ này nữa, nhưng tôi bắt buộc đành phải thất hứa lần cuối vì ông Châu Thạch vẫn tiếp tục tấn công, nhầm hạ uy tín tôi bằng cách dán (paste) những bài viết chủ quan đầy sân si, đầy tính chia rẽ,  đầy tính hơn thua, không xây dựng vào trang Facebook tôi . Những bài viết  rất ít tính lý luận văn hc, ch "vch lá tìm sâu" để cố tình tấn công cá nhân người khác. Dưới bài là những đường links dẫn đến những bài ca ông Châu Thạch.

TÌNH VÀ XUÂN TRONG THƠ TÌNH YẾN LAN – Lâm Bích Thủy


        
                 Tác giả Lâm Bích Thủy


       TÌNH VÀ XUÂN TRONG THƠ TÌNH YẾN LAN
                                                                  Lâm Bích Thủy

Từ trước tới nay, nói về “thơ tình” hay “mùa xuân” thì người ta chỉ nhắc tới Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Xuân Quỳnh... chứ mấy ai biết đến tình và xuân trong thơ linh Lân tức Yến Lan của Bàn Thành tứ hữu của miền đất vang lừng thế võ.

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

BÀN VỀ BA BÀI BÌNH THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY - Châu Thạch


            
                  Nhà bình thơ Châu Thạch


   BÀN VỀ BA BÀI BÌNH THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY
                                                                                      Châu Thạch
                              
NGHIÊNG

Ai từng chao nghiêng
Chắt lắng hết hương mê
Chừ hoài niệm
Len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức
Tình xưa hẹn ước
Chông chênh rơi mất ánh trăng thề?

                                       La Thụy

Đọc được bài thơ “Nghiêng” rất hay của nhà thơ La Thụy, Châu Thạch tôi nổi máu văn chương cũng muốn viết đôi dòng cảm nhận của mình. Thế nhưng thấy trên diễn đàn đã có nhiều bài bình luận về nó, mình có viết nữa cũng bằng thừa. Thôi thì chơi trội một chút, bình các bài bình viết về bài thơ ấy. Nói chữ “bình” cho oai thế thôi, chứ thật ra con dế hèn mọn nầy chỉ xin có đôi lời bày tỏ cảm giác của mình khi đọc các bài bình mà thôi, mục đích cũng là gáy bá vơ, góp một chút âm thanh trong hương thơm của hương đồng cỏ nội dưới ánh trăng nghiêng của nhà thơ La Thụy.

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

ĐỌC BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY - Phạm Đức Nhì


       
                      Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


       ĐỌC BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY

NGHIÊNG

Ai từng chao nghiêng
Chắt lắng hết hương mê
Chừ hoài niệm
Len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức
Tình xưa hẹn ước
Chông chênh rơi mất ánh trăng thề?

                                        La Thụy

Tứ thơ chỉ là một câu hỏi của tác giả “Có ai từng đang ngắm trăng, hồn bỗng chao nghiêng, hương mê lắng đọng, tình xưa hẹn ước, kỷ niệm hiện về, để cuối cùng trời đất cũng chao nghiêng, ánh trăng thề chông chênh rơi mất, chỉ còn ta với những bóng hình xưa?”

Với tôi, La Thụy làm thơ đều tay và chắc tay. Đọc một số thơ anh tôi có cảm tưởng anh “thích” lối dàn quân của Thơ Mới... Nhưng không hiểu sao mấy bài sau này trên VNQT (Hòn Chồng, Mẹ) anh đã mạnh dạn thay đổi số chữ trong câu. Đặc biệt đến bài Nghiêng thì anh lại nổi hứng bứt phá hết những sợi dây trói buộc của thơ truyền thống và Thơ Mới.

Có lẽ khi “chao nghiêng” tâm hồn thi sĩ đang bồng bềnh chơi vơi ở một nơi xa nào đó - đủ xa để “quên hết lời em dặn dò”, ở đây là quên hết luật tắc của thơ và “rơi mất ánh trăng thề”. Nhưng chẳng phải quên như vậy lại là cái hay hay sao?

Có thể nói Nghiêng của La Thụy là bài thơ phá hết mọi lề luật - chỉ giữ lại chút vần. Vần không chỉ thoang thoảng rất vừa độ ngọt mà vị ngọt cũng khác lạ. Không phải cái ngọt bình thường của đường mía hay đường thốt nốt mà hình như là vị ngọt của mật ong nguyên chất từ chốn rừng sâu núi thẳm.

Cách ngắt dòng, dàn trận của Nghiêng, theo tôi cũng rất tuyệt, chứng tỏ tác giả đã nắm trong tay toàn quyền tự do sắp xếp, điều khiển đội quân chữ nghĩa của mình. Chữ “mê” đang lơ lửng trong không gian; “Chừ hoài niệm”“Tình xưa hẹn ước” nên đọc khe khẽ, hơi lướt qua để câu “len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức” được sóng đôi với câu kết “Chông chênh rơi mất ánh trăng thề”. (Cả 2 câu đều 7 chữ). Chữ “mê” đang thơ thẩn đợi chờ, thấy bóng chữ “thề” ở cuối đường, chạy bay lại như gặp người tình trong mộng. “Mê” “thề” ôm ghì chặt nhau trong niềm hạnh phúc vô biên.
Người đọc nào đọc hết bài thơ mà không lây cái niềm hạnh phúc ấy!

Một đặc điểm nữa của Nghiêng là sự cô đọng. Bài thơ chỉ có 30 chữ, nhưng để “tóm tắt” đại ý của tứ thơ tôi đã phải “gói gọn” trong 45 chữ. Sức nén của ngôn ngữ thơ trong Nghiêng thật đáng nể.
Cảm xúc từ tầng 1 (câu chữ) và tầng 2 (thế trận) - đặc biệt là tầng 2 - khá mạnh. Độc giả thật sảng khoái khi bài thơ – lúc ấy cũng là bản nhạc – đi đến giai kết hoàn toàn (cadence parfaite). Chữ “thề”, có âm vang của chữ “mê” trợ lực, trở về chủ âm hết sức ngọt ngào. Vì bài thơ quá ngắn, có cảm xúc ở tầng 3 nhưng rất nhẹ.

Tóm lại, Nghiêng là bài thơ ngắn, ngắn nhưng hoàn chỉnh. Thi ảnh đẹp, thi pháp mới lạ, Chỉ thế thôi cũng đủ làm thi sĩ nở mày, nở mặt với đứa con tinh thần của mình. Hy vọng La Thụy nhận ra thế mạnh từ thi pháp của Nghiêng để khi có tứ thơ hay, cảm xúc dạt dào sẽ cho ra đời những bài thơ bề thế hơn. Và dĩ nhiên, còn hay hơn nữa.

                                                                             Phạm Đức Nhì

BÀN VỀ BÀI BÌNH THƠ “THUYÊN NEO BẾN LẠ” CỦA ĐĂNG XUÂN XUYẾN - Châu Thạch


              
                    Nhà bình thơ Châu Thạch

         BÀN VỀ BÀI BÌNH THƠ “THUYÊN NEO BẾN LẠ”
         CỦA ĐĂNG XUÂN XUYẾN

Nhân được nhà thơ Đặng Xuân Xuyến báo tin cho tôi đọc bài viết “Tưng Tưng bảy chuyện cùng…Nguyễn Đăng Hành” tôi tò mò tìm đọc thêm một vài bài của anh trên trang web dangxuanxuyen.blogspot.com. Nhờ vậy bài bình thơ “Vài suy nghĩ khi đọc Thuyền Neo Bến Lạ của Phúc Toản” đập vào mắt tôi. Cái khiến cho tôi dừng lại để đọc không phải là bài bình mà chính là bài thơ “Thuyền Neo Bến Lạ” của nhà thơ Phúc Toản. Đọc bài thơ xong, xúc cảm với bài thơ đưa tôi đọc tiếp bài bình. Xin mời thưởng bài thơ trước:

THUYỀN NEO BẾN LẠ
          (Gửi NTPT)

Lạnh lùng cơn gió chiều đông
Xô con thuyền nhỏ theo dòng về xa ...
Dây đời buộc tím nhành hoa
Ngày vui ...mà lệ ướt nhòa câu thơ ...

Thật rồi... vẫn ngỡ là mơ
Lấy chồng! Em lấy chồng! Ơ! Lấy chồng...
Gừng cay, muối mặn xát lòng
Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng...
Một luồng gió thổi sau lưng
Tân bao kỷ niệm, đoạn từng nhớ thương...
Mùa xuân phía trước dâng hương
Đằng sau lạnh buốt một phương trời buồn...

                            Tân Yên, tháng 01.2001
                                  PHÚC TOẢN

Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến đã viết lời bình ngắn, trình bày lướt qua vài cảm nhận mà anh đã có khi đọc bài thơ nầy. Để bài viết không dài, Châu Thạch xin nêu những ý chính trong bài bình của Đặng Xuân Xuyến và đóng góp những ý kiến của mình như là một cuộc trò chuyện văn chương, hầu góp vui cho bạn đọc thư giản năm, mười phút mà thôi.

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2019

VÀI KHÁI NIỆM VỀ VIỆC DÙNG CHỮ TRONG THƠ - Nguyên Lạc


         
                               Tác giả Nguyên Lạc

      VÀI KHÁI NIỆM VỀ VIỆC DÙNG CH TRONG THƠ
                                                                                  Nguyên Lạc
Lời nói đầu:
Trong bài viết CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY (http://vannghequangtri.blogspot.com/2019/02/cam-nhan-ve-bai-tho-nghieng-cua-la-thuy.html) được nhiều độc giả đồng cảm, tôi đã bị nhà bình thơ Châu Thach- Tran Trương Văn và fans tấn công bằng "ngôn ngữ văn hóa đường phố", tôi bắt buộc phải trả lời ông, nếu không thì "thất kính". Đây là vài lời của "văn hóa chửi, văn hóa đường phố" của ông:"Với lại những người dốt nát mà háu danh thì tự kiêu tự đại, diễn đàn có góp ý đúng cũng cho sai". (Trạn Trương Văn - Châu Thạch)
Để trả lời những "chủ quan" về phê bình của ông Châu Thạch, cũng như nói rõ tiêu chí của riêng tôi về thơ, giải thích thêm rõ về cảm nhận bài thơ "Nghiêng" của La Thụy tôi -  "người dốt nát" như ông CT đã chửi - post bài này lên các web trong và ngoài nước. Bài này đã được in trong tạp chí văn học nghệ thuật VĂN HỌC MỚI xuất bán tại California tháng nầy 2/2019. Đây là web side của VĂN HỌC MỚI (https://vanhocmoi.com/)
                                                                    Trân trng - Nguyên Lạc