BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn ĐỒNG MÔN NGUYỄN HOÀNG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ĐỒNG MÔN NGUYỄN HOÀNG. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

TẢN MẠN VỚI BÀI THƠ “SAO BÁC CHÊ THƠ TUI?” CỦA NGUYỄN KHẮC PHƯỚC - Châu Thạch


      
                  Nhà văn Nguyễn Khắc Phước  
     

SAO BÁC CHÊ THƠ TUI?
(Đã đăng trên báo Tuổi Trẻ Cười và trang web Đất Đứng)

sao bác lại chê thơ tui?
một người về hưu vẫn còn chút trí
chút lương còm nhưng tâm không hoen rỉ
bác gáy tồ tồ tui cũng đập cánh cho vui

chim bay ngang trời diều bay tới bay lui
lá chanh ướp thịt gà lá mơ ôm thịt chó
kéo cày bò to chịu thui bê nhỏ
pi-a-nô là đàn tơ-rưng gọi là chi?

nếu rượu bác ngon tui uống vài ly
mồi tui xoàng vẫn chưa đồ bỏ
rim nhật rim tàu ra đường em ngó
vi vút dập dìu em biết mê ai?

thơ tui đang gói miếng khô nai
đốt lên nướng mùi nghe thơm phức
thơ bác báo đăng, xin chúc
nhuận bút đâu rồi? đi lẹ kiếm chất cay.

                         Nguyễn Khắc Phước

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2019

XA CÁCH - Thơ Phan Quỳ, nhạc Võ Triêm


        
                          Nhà thơ Phan Quỳ


LỜI BÀI HÁT:

Anh và em ở hai đầu con gió
Hun hút một nẻo về, biền biệt mấy sơn khê
Em và anh sao mai và sao hôm
Bừng lên rồi chợt tắt, giữa đỉnh trời đêm khuya.
Em và anh ngày đông cùng tháng hạ
Nắng rát và mưa sâu, vẫn còn đó niềm đau
Em và anh nơi đầu ghềnh cuối bãi
Nhịp cầu vắng trên sông, còn mãi gọi tên nhau
Em và anh trong lạnh lùng nỗi nhớ
Trong thiên đường đắng ngắt,
Trong khắc khoải niềm thương.
Em và anh tìm nhau từ muôn kiếp
Đợi mãi đến ngàn sau
Em về đâu, anh đâu.


       

Lời: Nhà thơ Phan Quỳ
Nhạc: Nhạc sĩ Võ Triêm
Trình bày: Ca sĩ Hồng Nhiên
Thu âm: Nhạc sĩ Võ Công Diên
Biên tập: Thục Đoan

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2019

ĐỌC “NGƯỜI Ở LẠI BÊN SÔNG”, THƠ PHAN THẠCH GIANG - Châu Thạch


            
                              Nhà thơ Phan Thạch Giang


           ĐỌC “NGƯỜI Ở LẠI BÊN SÔNG”, 
           THƠ PHAN THẠCH GIANG  
                                                             Châu Thạch

Đọc cái tựa đề “Người Ở Lại Bên Sông” ta cứ nghĩ đến ông lái đò của một bến sông nào đó như “Bến My Lăng” của Yến Lan chăng, hay là một cô lái đò chờ đợi đến già người qua sông một dạo khi cô còn ở tuổi thành xuân. Không! Bài thơ không có dòng sông và không có người lái đò nào cả. Bởi vì dòng sông đó không phải là một dòng sông xanh nên dòng trôi không là nước. Dòng trôi chỉ là bụi phấn: 

“Sao em không về cùng ta để xây một tượng đài ?
Vâng ! Một tượng đài bên dòng sông bụi phấn. Phải không em ?
Bao nhiêu năm qua rồi - bụi phấn trường xưa vẫn rơi mãi trong lòng
Tượng đài người đưa đò.”

BÂY GIỜ THÁNG MẤY? -Thơ Phan Thạch Nhân


       
                   Tác giả Phan Thạch Nhân


BÂY GIỜ THÁNG MẤY?

Này em! Bây giờ tháng mấy?
Mà nghe hơi lạnh đêm về
Đi qua thời gian ta thấy
Đường trần như một cơn mê
Bên đời, quán cốc cà phê
Lá rơi bay lượn quanh lề
Ta nghe niềm đau trong lá
Thu về bóng rũ lê thê.

Này em! Có nghe thu tàn
Chiều hoang lạnh lùng bến lạ
Ta vương nỗi niềm của đá
Âm thầm nhẹ gót chân qua
Thấm thoát đi qua mùa mưa
Dốc đời gập ghềnh bỡ ngỡ
Tưởng chừng hụt hơi tắt thở
Nắng thu loang lổ bên thềm.

Này em! Sương rơi khắp phố
Gió lạnh rùng mình, thiết tha
Ta mơ tìm về tuổi nhỏ
Đam mê lứa tuổi học trò
Ta mơ mực tím đầy tay
Vô tư lọ lem trên áo
Ta mê áo trắng thơ ngây
Thiên thu màu tím hiền hoà
Tiếng trống trường xưa năm ấy
Sách đèn ngày đó chưa xa.

Này em! Cúc vàng trước ngõ
Xinh như màu áo em thơ
Lung linh nhẹ nhàng theo gió
Bướm ong tung cánh vỡn vờ
Thời gian thu tàn mấy bận
Áo xưa phai nhạt mấy màu
Sang sông mưa buồn tắt nắng
Đến mùa ngồi nhớ thương nhau.

Chia tay thu vàng đi nhé!
Sương mù phủ lối lưa thưa
Nắng vàng đong đưa sót lại
Vương buồn man mác thềm xưa
Thu đi vương sầu tê tái
Tìm về nơi chốn thiên thai
Mi cong u buồn khép lại
Sương đêm giá buốt canh dài.

                       21/8/2019
                 Phan Thạch Nhân

TRẦN GIAN ƠI, TA CÒN BAO LÂU NỮA - Thơ Nguyễn Đình Hạnh


    
     Tác giả Nguyễn Đình Hạnh


TRẦN GIAN ƠI, TA CÒN BAO LÂU NỮA

Em ở đâu để chiều nay úa nắng,
Cây rũ buồn và ve cũng im hơi,
Gió phương nao mây tỏa bóng bên trời,
Ta hiu quạnh chất ngất hồn thương nhớ.

Em có nghe trong âm thầm lá úa,
Tiếng thời gian khắc khoải chết trong ta.
Đêm lênh đênh lòng phố vắng ơ hờ,
Ngày ngất tạnh những cung đường mỏi mắt.

Ta đã hẹn từ muôn ngàn kiếp trước,
Sao kiếp này vẫn trắc trở muôn trùng
Ôi mỏi mòn ôi thương nhớ mênh mang,
Em có biết ta hao gầy úa héo,

Ta thèm chết những đêm về theo dấu,
Bước chân em… chìm giữa lối trăng sao.
Linh hồn ta… nguyên vẹn một niềm đau,
Ôi Thượng đế… mang con… về đất hứa.

Trần gian ơi, ta còn bao lâu nữa,
Bao lâu chờ… bao lâu ngóng trông nhau
Còn bao lâu… hay còn đến bạc đầu,
Và hết kiếp mãi sầu mong thương nhớ.

                             Nguyễn Đình Hạnh

KHÔNG ĐỀ - Thơ Phan Quỳ


    
                 Tác giả Phan Quỳ


KHÔNG ĐỀ

Ta về xếp lại xưa sau,
Vời trong bóng đổ, nhuốm màu thời gian.
Xuân qua rồi mấy thu tàn
Tịch dương mấy bận, vội vàng bóng câu.
Ta về nghe hạt mưa mau
Nghe cơn nắng hạ trên màu mây xanh
Một mai gom lại chút tình
Ta về chăm chút cho mình với ai?
Ngàn lau xa khuất dặm dài
Đâu rày thưa vắng hình hài , dạ vâng?
Tìm trong hơi gió ân cần
Thoảng nghe nhỏ nhẹ một lần hỏi han.
Tìm trong đáy nước vừa tan
Khuôn trăng còn lại muôn ngàn vỡ mau.
Ta về xếp lại xưa sau
Nghe từng rơi rụng nhuốm màu thời gian.
Về đâu là đổ hàng hàng
Thu sang mấy độ, đông tàn mấy phen.
Hoàng hoa vương lại bên thềm,
Bên song mình nhớ hạt mềm sương bay...

                                               Phan Quỳ

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2019

NỖI BUỒN BÚT MỰC - Đinh Hoa Lư


        
                                  Tác giả Đinh Hoa Lư


           NỖI BUỒN BÚT MỰC

Có lúc nào bạn ngồi nhớ lại một thời mực và giấy không? Cái thời chúng ta hay mua từng đồng mực viên hoà với nước rồi đựng trong cái chai nhỏ xong không quên 'nhém' hay vặn thật kỹ. Có mực đồng nghĩa chúng ta đang học lớp ba lớp tư niềm hãnh diện này khiến chúng ta  nâng niu những bình mực này chẳng khác chi báu vật? Làm sao chúng ta quên được hình ảnh xin mạ vài đồng rồi chạy ù ra cái quán đầu kiệt mua cho ra cái lưỡi viết rồi về nhà cắm vào cái cán viết. Nếu mua chưa ra cán, chúng ta cột tạm vào đầu cái đũa gãy hay cái que tre nào đó cũng xong.

      

VỀ CẢI CÁCH CHỮ QUỐC NGỮ - Đỗ Trinh Huệ


       
                             Tác giả Đỗ Trinh Huệ


          VỀ CẢI CÁCH CHỮ QUỐC NGỮ

​Đọc bài viết của Ông Nguyễn Hải Hoành “Sao lại nói chữ quốc ngữ rất nực cười ?” (đầu đội nón chân đi giày) đăng trên tạp chí Văn Hóa Nghệ An, cảm thấy tâm đắc nên xin mạn phép trở về câu chuyện 117 năm trước (tài liệu tham khảo: Indochine Số 207 tháng 7.1944 tr.17-21).

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2019

CHUYỆN TRỞ VỀ CỦA CÂY VIẾT MÁY TRONG MÙA GIÁNG SINH - Đinh Hoa Lư


        
                                  Tác giả Đinh Hoa Lư

    
        CHUYỆN TRỞ VỀ CỦA CÂY VIẾT MÁY 
        TRONG MÙA GIÁNG SINH

Có thể bạn và tôi lâu lắm rồi đã xa rồi một thời GIẤY MỰC. Nhất là hiện nay mọi liên lạc thư từ, văn thơ báo chí đều nhờ vào đầu các ngón tay hơn ba ngón cầm ngòi viết mực như trước.
Mực ở đây đúng là mực trong chai (lọ) đàng hoàng nếu rủi ro mà nghiêng đổ thì quả là phiền toái  lắm?
Không biết phần đông chúng mình giã từ ngòi viết máy bao lâu rồi nhỉ? Có thể từ thời còn học dưới mái trường Trung Học Nguyễn Hoàng chăng?

           

Nếu đúng thế thì chúng ta xa ngòi viết máy qua mấy thập niên rồi! Sau này phần đông người ta dùng nguyên tử BIC hay viết bấm không cần phải hút mực mất công.
Nhập đề lung khởi này xem chừng “vòng voTam Quốc”, người viết xin vào chuyện ngòi viết máy Parker hôm nay tới các bạn.

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

ĐÔI TA - Thơ Phan Quỳ


   
                         Tác giả Phan Quỳ


ĐÔI TA

Em và anh,
Ở hai đầu con gió,
Hun hút một nẽo về
Bằn bặt mấy sơn khê

Em và anh
Sao mai và sao hôm
Bừng lên rồi lịm tắt
Giữa đỉnh trời đêm khuya

Em và anh
Nơi đầu ghềnh cuối bãi
Còn gọi mãi tên nhau
Trên sông vắng nhịp cầu

Em và anh
Trong bời bời nỗi nhớ
Trong khắc khoải niềm thương
Trong thiên đường đắng chát.

Em và anh
Ngày đông cùng tháng hạ
Nắng xát và mưa sâu
Vẫn còn đó niềm đau

Em và anh
Tìm nhau từ tiền kiếp
Đợi mãi đến muôn sau
Em về đâu, anh đâu ???

                    Phan Quỳ

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2019

ĐỒNG MÔN NGUYỄN HOÀNG CHO TÔI NIỀM TỰ HÀO VÀ TIN YÊU - Quang Tuyết


          

            ĐỒNG MÔN NGUYỄN HOÀNG 
            CHO TÔI NIỀM TỰ HÀO VÀ TIN YÊU

Về dự hội trường Nguyễn Hoàng thấy cô em gái chụp hình chung với người bạn ngồi xe lăn, anh để tâm hỏi thăm rồi gởi chút quà động viên đàn em đã không nghĩ đến thân thể thương tật, đều đặn có mặt mỗi kỳ họp mặt. Ông anh Nguyễn Hoàng quá tuyệt vời ấy, là anh Nguyễn Lịch.

                

     

+ Anh Nguyễn Văn Lành, là đàn anh kỳ cựu khoá đầu tiên của trường Nguyễn Hoàng, năm nay đã vào hàng tám... bị tai biến những năm trước nên di chuyển khó khăn khg thể tham dự ngày hội, nhưng vẫn một lòng mong mỏi tìm bạn, mà bạn cùng lứa giờ quá hiếm hoi... một số A.C lớn tuổi đã vui vẻ đến cùng cafe đàm đạo với anh chuyện xưa chuyện nay.
Tại đây tôi đã gặp và biết người xưa một thời xinh đẹp, được các anh gọi là Lý Lệ Hoa.

           

           
   
+ Cô giáo Giáng Hương. Ngày xưa là người đẹp lý tưởng của các em học sinh, sau 1975 tan đàn xẻ nghé cô thân chinh đi tìm tung tích học trò cũ. Và dù mấy năm qua cô nhận nhiều tin xấu cho sức khỏe. Vừa tạm khỏe qua hai kỳ phẫu thuật cô vẫn về Quảng Trị vui niềm vui hội ngộ với các em

       

+ Thầy dạy tôi Lý Hoá đồng thời truyền cho chúng tôi nguồn sinh khí nhạc trẻ sôi động, yêu đời yêu người thay những bài hát ủy mị. Tuy sức khỏe không tốt vì tim mạch có vấn đề, nhưng vẫn vui vẻ sinh hoạt và tham gia văn nghệ cùng các học trò là nguồn động viên tinh thần cho Nguyễn Hoàng Huế: Thầy Hoàng Thế Hiệp

       

            

+ Ba anh em đồng môn từng là thành phần chính trong đội văn nghệ của trường Nguyễn Hoàng. Sau nầy hai người theo đuổi nghiệp dĩ đam mê, một người theo ngành sư phạm... Lâu ngày lắm mới tái ngộ, bùi ngùi nhớ lại một thời tay trống tay đàn... Quang Ngân - Quang Tạo - Ngọc Châu

        

+ Bảo Lâm, một CHS năng động, tầm hoạt động rộng rãi và mát tay nên tổ chức họp trường từ Tiểu Học, đến Trung Học đều thành công và để lại trong lòng mọi người niềm vui ấm áp, hưng phấn... Nhất là “họp làng” năm nay rất thành công tạo động lực cho tương lai.

       
    
Cảm ơn tất cả AC, những người đã tạo cho tôi xúc cảm mỗi lần gọi hai tiếng Nguyễn Hoàng, cho tôi niềm hạnh phúc khi tuổi đời đã vào thu.
                                                                                  Quang Tuyết

THEO BÓNG THỜI GIAN - Đinh Hoa Lư

Mai đây trên những lối đi hướng đến tương lai nơi quê hương thứ HAI này, đằng sau có một lối về đó là quê hương là nơi 'chôn nhau cắt rốn' của con. Những người thân thuộc sẵn sàng dang tay đón bước con về. Một vùng quê có khu vườn xưa là nguồn sống cho cả nhà mình. Hình ảnh mẹ con tảo tần đi bán chợ xa hay những lúc ba con chống cuốc lặng nhìn giàn mướp hoa lá tươi xanh dưới vòm trời lộng gió.

        
                                  Tác giả Đinh Hoa Lư


          THEO BÓNG THỜI GIAN

Xã Sơn Mỹ, Hàm Tân nó gắn bó với gia đình tôi hơn mười năm trời. Từ lúc hai vợ chồng tôi lấy nhau với hai bàn tay trắng cũng tại đây. Cho đến lúc 'sản xuât' ra bầy con năm đứa cũng tại xã này. Cảnh nhà đông đúc như vậy, vợ giáo viên chồng làm rẫy cho đến ngày giã từ quê hương.
Hơn mười năm trời sống tại đây gia đình tôi có rất nhiều kỷ niệm với một vùng quê sát biển. Tôi không bao giờ quên được hình ảnh bao triền cát, những vực đất lỡ lói đỏ ối ăn ra tận mép sóng đại dương. Rừng Sơn Mỹ lúc này cũng gần biển đó là những thuận lợi cho người nào vừa làm hai nghề một là ngư dân hai là nông dân hay tiều phu phá rừng làm rẫy.

       

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

CA SĨ THU VÀNG THÍCH VÀ CHỌN NHẠC CÓ CHỦ ĐỀ QUÊ HƯƠNG - Trần Doãn Nho

Qua sự đánh giá của nhiều nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ cũng như khán, thính giả trong và ngoài nước, Thu Vàng là một giọng hát hiếm quý trong nền tân nhạc Việt Nam hiện nay, tiếp nối những giọng ca tài danh Thái Thanh, Kim Tước, Mai Hương, Duy Trác…
Cuộc trò chuyện này sẽ giúp cho những người hâm mộ cô biết thêm một số điều về con người cũng như quá trình ca hát của cô trong thời gian qua.

                              Ca sĩ Thu Vàng. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
                          

       CA SĨ THU VÀNG 
       THÍCH VÀ CHỌN NHẠC CÓ CHỦ ĐỀ QUÊ HƯƠNG 
                                                                             Trần Doãn Nho

                 
                       Tác giả bài viết Trần Doãn Nho

Thu hát “Thu Vàng”

*Trần Doãn Nho: Trước hết, tôi hơi tò mò một chút. Sao cô lấy tên là Thu Vàng?
-Thu Vàng: Tôi tên thật là Thu. Tên “Thu Vàng” được bạn bè trong lớp Đệ Tứ trường Nữ Trung Học Quảng Tín đặt cho, nhân Thu hát bản “Thu Vàng” của Cung Tiến để phân biệt với hai bạn cũng tên Thu trong lớp. Có người cho rằng tên Thu đã không vui, còn thêm chữ Vàng làm chi cho não nuột và bảo Thu nên đổi cho đời sáng láng ra bớt, nhưng tôi nghĩ cái tên cũng đã có tiền duyên gắn bó với người.
*Trần Doãn Nho: Trên Facebook, các thính giả nghe Thu Vàng hát thường hỏi nhau về gốc gác của Thu Vàng. Người thì nói gốc Huế, kẻ thì nói Quảng Nam, hay Quảng Ngãi, có người nói là gốc Bắc. Vậy thì thực sự quê quán của Thu Vàng ở đâu?
-Thu Vàng: Thưa anh, tôi gốc Tam Kỳ, Quảng Nam. Trước năm 1975, tôi di chuyển nhiều nơi, nơi cuối cùng định cư là Quảng Ngãi. Có người nghĩ tôi gốc Huế vì khi ba tôi ra Quảng Trị làm việc, tôi theo ra học, tôi biết nhiều từ ngữ địa phương, sử dụng được như người dân vùng này. Câu hỏi gần như thường xuyên của khán, thính giả (và có phần rất thú vị đối với người Bắc xưa) với tôi là, “Sao cô nói giọng Quảng mà hát y như giọng Hà Nội xưa vậy?,” tôi trả lời: “Có lẽ vì tôi nghe nhạc từ lúc còn bé mãi đến giờ nên quen cách phát âm của những ca sĩ mình yêu thích mà chính mình cũng không biết, khi nghe hỏi mới để ý.”
*Trần Doãn Nho: Cũng trên Facebook, một số các bạn học của Thu Vàng ở nhiều nơi kể lại là Thu Vàng đã thường hát cho bạn bè nghe khi còn đi học. Hồi đó, Thu Vàng thường hay hát nhạc loại gì?
-Thu Vàng: Thuở ấy tôi hát trong trường, trong các chương trình đi tiền đồn của trường, hay các chương trình thăm viếng thương bệnh binh. Có khi hát trong đài phát thanh, đài truyền hình vào dịp này hoặc dịp kia và vì tôi là con nhà lính, đi nhiều nơi nên cái tên Thu Vàng và tiếng hát cũng được dịp “tung cánh chim.”
Thời tiểu học, khi hát cho trường thì ba tôi thường chọn và tập cho tôi những bản nhạc thiếu nhi của Lê Thương, Phạm Duy… Sáng sớm nào ba tôi cũng mở nghe chương trình nhạc bình minh của đài Sài Gòn. Hằng tuần, chương trình Nhạc Thiếu Nhi của đài Sài Gòn cũng rất hấp dẫn tôi. Về sau, hôm nào thức khuya thì nghe chương trình Dạ Lan hay chương trình nhạc chủ đề của Nguyễn Đình Toàn.
Tôi còn nhớ những năm đầu Trung Học Đệ Nhất Cấp, tôi thích nghe nhạc của chương trình thương mại, thích thú hát theo những bản Bolero. Sau đó ba tôi hướng tôi nghe những bản nhạc xưa do những ca sĩ Thái Thanh, Kim Tước, Mai Hương, Anh Ngọc, Duy Trác… hát, nghe quen rồi dần dần yêu thích. Thời điểm này, tôi được sinh hoạt trong ban nhạc “Tuổi Thơ” ở Hội An do anh Thái Tú Hòa thành lập.
Anh Hòa và thầy Lê Khuê, hiệu trưởng trường Nam Tiểu Học, cùng một số anh văn nghệ trong phố đã tập cho ban “Tuổi Thơ” hát những trường ca quan trọng như “Mẹ Việt Nam,” “Con Đường Cái Quan” của Phạm Duy, những bản hùng ca, nhạc thiếu nhi của Hùng Lân, Lê Thương, Phạm Duy… và nhiều tác phẩm giá trị khác. Giai đoạn này thực sự định hình thể loại nhạc tôi theo đuổi đến giờ. Tôi có may mắn được học hát rất nhiều từ những người thầy rất có tâm này.

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2019

GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG - Thơ Văn Thiên Tùng


   
                     Nhà thơ Văn Thiên Tùng


GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG

Trời tháng bảy mây là đà thoảng
Sắc hương thu thấp thoáng trời quê
Gió Lào gia bại* ê chề
Nghe chừng từng giọt sương se giao thời

Đồng môn ới…bạn ơi !muôn nẻo
Giao mùa rồi Thu réo - réo lời
Quê hương hai tiếng gọi mời
Nguyễn Hoàng trường cũ một thời bên nhau

Dẫu khóa trước hay sau cũng vậy
Tình Thầy cô đâu đấy nào phai
Bạn bè năm tháng bên nhau
Bao thân thương lắm sắc màu điểm tô…

Bởi chiến cuộc đẩy xô nên phải
Dạt muôn phương ngái ngái - gần gần
Hai năm trường hội một lần
Đây là dịp để ta gần bên nhau

Mất tên trường nổi đau cắt cứa
Tiếng quê hương chất chứa hằn sâu
Dòng sông với những cây cầu
Thắm tình quê những nông sâu theo mùa

Đông giá buốt hanh lùa tê tái
Hạ oi nồng… nắng lại đốt thiêu
Tuổi thơ hằng nếm bao điều
Ấp ôm năm tháng cánh diều tuổi thơ

Mỗi hạ sang ve chờ phượng đợi
Những Thu tàn năm khởi tựu trường
Sắc màu điểm nét thân thương
Theo tà áo trắng vấn vương để rồi

Chừ nay đã da mồi bóng ngả
Kỷ niệm xưa nào há nhạt xao
Sân trường rộn rã lời chào
Thắm tình thầy - bạn ngọt ngào nghĩa ân

Đủ gam màu xa gần tỏa dáng
Nét trường xưa thấp thoáng quay về
Lời ca điệu múa vụng về
Nhưng tình chất chứa chẳng hề nguôi phai…

Quê hương ơi!
Giai điệu thân thương…

                       Mai Vân Văn Thiên Tùng
                          Quảng Trị, 07/7/2019

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2019

“CON GÁI RƯỢU” - Tạp bút của Hoàng Đằng


        
                  Tác giả Hoàng Đằng


         “CON GÁI RƯỢU”
                                                       Tạp bút của Hoàng Đằng

Trước đây, do đặc thù của công việc mưu sinh, tôi ít có cơ hội tiếp xúc với nhiều giới trong cộng đồng. Giai đoạn về già, tôi may mắn sống giữa bà con, xóm giềng – người già có, người trẻ có, người lăn lộn với công việc đầu tắt mặt tối có, người ăn không ngồi rồi sáng chiều cờ bạc rượu chè có, người lựa lời ăn tiếng nói có, người bỗ bã ăn ngang nói ngược có … Nhờ môi trường sống đó, tôi thường nghe được cụm từ “con gái rượu” hay “thằng cu rượu”.

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2019

NGẮM ĐOÁ HOA TRÀ - Thơ Phan Quỳ


   


NGẮM ĐOÁ HOA TRÀ

“Sầu đong càng lắc càng đầy”
Ai hay bể khổ thân nầy riêng mang.
Bao giờ hết kiếp nhân gian
Về nơi cát bụi thôi ngàn phù hoa

Thương ôi một cánh hoa trà
Lắt lay trước gió nhạt nhoà sắc hương
Nỗi lòng muôn thuở còn vương
Hoa dù rã cánh vẫn nương tình về.

Ai người biền biệt sơn khê
Mưa nguồn nắng chói có tê tái lòng.
Bên trời tay với hư không
Đường trần khắc khoải chờ mong tiếng người.

Ngày lên chiều xuống đầy vơi
Thoảng nghe trong gió hương hơi thuở nào.
Mộng tràn mấy cõi chiêm bao
Áo xiêm ngày cũ nao nao đợi chờ.

Bao giờ thôi hết bơ vơ
Bước về cô quạnh lòng ngơ ngẩn buồn
Ai hay mấy nhịp sầu tuôn
Bên cầu ô thước vấn vương đôi bờ...

                                     Phan Quỳ