BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đặng Xuân Xuyến. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đặng Xuân Xuyến. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2019

GÁ TÌNH - Thơ Đặng Xuân Xuyến


   
                  Tác giả Đặng Xuân Xuyến


        GÁ TÌNH

Rồi em cũng phải gả chồng
Rồi tôi cũng phải làm chồng người t
Thôi thì hai bảy mười ba
Bữa nào trời đẹp tôi qua bỏ trầu.

Người ta lấy bạc bắc cầu
Để tôi sấp ngửa cơi trầu lỡ duyên
Người ta khát lộc say quyền
Để em phận gái thuyền quyên bẽ bàng.

Gặp nhau khi đã trễ tràng
Dở dang duyên phận nhỡ nhàng lời yêu
Chỉ là gạo nấu chung niê
Chẳng mong củ ấu khéo yêu thành tròn
Đã quen ngậm trái bồ hòn
Nào đâu nghĩ đến vuông tròn nặng sâu…

Bữa sau tôi sẽ bỏ trầu
Để em thôi gả làm dâu nhà người.

Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2013
         ĐẶNG XUÂN XUYẾN

(Đã in trong tập CƯỠNG XUÂN)


Thứ Ba, 4 tháng 6, 2019

VÀI LỜI VỚI TẬP SÁCH: ĐỜI TƯ CÁC VỊ HOÀNG ĐẾ - Đặng Xuân Xuyến


       

       VÀI LỜI VỚI TẬP SÁCH: ĐỜI TƯ CÁC VỊ HOÀNG ĐẾ

(LỜI GIỚI THIỆU cuốn ĐỜI TƯ CÁC VỊ HOÀNG ĐẾ, Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, xuất bản năm 1997)

ĐỜI TƯ CÁC VỊ HOÀNG ĐẾ là tập V của bộ sách "CHUYỆN CÁC VỊ VUA TRUNG QUỐC" do Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin - Nhà sách Bảo Thắng liên kết xuất bản, giới thiệu các gương mặt hôn quân vô đạo trong gần một trăm quân chủ phản diện mà bộ sách đề cập. Nếu các tập trước bạn đọc đã làm quen với những vị hoàng đế hoặc ít hoặc nhiều có những cống hiến nhất định trong lịch sử Trung Quốc nhưng vì một vài lý do nào đó: Hoặc kiêu căng ưa xiểm nịnh, hoặc không thể vượt quá phạm vi mà điều kiện lịch sử cho phép nên buộc phải rời khỏi vũ đài chính trị, thì ở tập sách này bạn đọc sẽ gặp những vị hôn quân ngu muội, bạc nhược, với những việc làm xằng bậy, quái đản dẫn đến sự diệt vong của một vương triều mà trước đó tổ tiên của họ đã cống hiến nhiều cho lịch sử Trung Quốc.

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2019

KỂ THÊM VÀI CHUYỆN... CỦA TÔI - Đặng Xuân Xuyến


            
                          Tác giả Đặng Xuân Xuyến


                 KỂ THÊM VÀI CHUYỆN... CỦA TÔI

Sáng 11 tháng 05 năm 2019, vào viện thăm người ốm, thằng em (xã hội) than thở: - Năm ngoái mẹ em đi xem, thầy nói năm 2019 đề phòng hao tổn nhân mạng. Về nhà mẹ cứ rầu rĩ, lo mẹ có mệnh hệ gì thì em sẽ khổ. Em càu nhàu là mẹ mê tín vớ vẩn. Giờ nhìn mẹ nằm một chỗ, đến cả em mẹ cũng không nhận ra... Em xót xa lắm.
An ủi thằng em vài câu rồi về. Định đến thăm cậu (họ) cũng đang trị bệnh ở bệnh viện Bạch Mai nhưng sợ cái lưng trở chứng nên về nhà, để chiều hoặc tối đến thăm vậy.
Dù bác sĩ dặn phải thật hạn chế ngồi, hạn chế vận động để dưỡng lưng, nhưng hôm nay, cũng cố ngồi lạch cạch bàn phím kể vài chuyện “người thực việc thực” có liên quan tới tôi về “thuyết Thiên Mệnh”, không phải để “tuyên truyền” mê tín dị đoan mà chỉ để củng cố niềm tin tín ngưỡng trong tôi: CON NGƯỜI CÓ SỐ PHẬN.

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2019

VÀI LỜI VỀ TẬP SÁCH: SÓNG GIÓ NỘI CUNG - Đặng Xuân Xuyến


     
                   Tác giả Đặng Xuân Xuyến


         VÀI LỜI VỀ TẬP SÁCH: SÓNG GIÓ NỘI CUNG
          (Thay cho lời nói đầu cuốn SÓNG GIÓ NỘI CUNG)

Lịch sử phong kiến Trung Quốc là lịch sử thay đổi liên tục các vương triều, các “thiên tử”. Mỗi triều đại, mỗi quân vương, nhìn chung chỉ tồn tại với quãng thời gian ngắn ngủi. Sở dĩ các vương triều chết yểu do nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản là do người kế vị sau đó, sau vị vua khai quốc một vài đời đã không xứng đáng là “con trời” để “thay trời hành đạo”, “chăn dắt muôn dân”. Họ là những kẻ hoặc ngu đần, bạc nhược hoặc bất tài, hoang dâm, hoặc kiêu căng, ưa xiểm nịnh, bụng dạ tiểu nhân... nên trong thời gian tại vị đã làm đảo điên xã hội, gây ra bao thảm cảnh mà “thần và người đều căm giận” nên đã bị “trăm họ” phế truất vai trò của họ ra khỏi chính trường.

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

VÀI LỜI VỀ CẢM NHẬN BÀI THƠ “RÉT BÂN NHỚ MẸ” - Đặng Xuân Xuyến


                    

    VÀI LỜI VỀ CẢM NHẬN BÀI THƠ “RÉT BÂN NHỚ MẸ”

Khi đọc tôi cảm nhận bài thơ RÉT BÂN NHỚ MẸ của nhà thơ, bác sĩ Bùi Cửu Trường, nhà thơ Nguyễn Đăng Hành điện cho tôi. Mới nghe: - “Em nghe anh ơi.” thì anh đã xối xả:
- Anh chắp tay lạy mày! Mày là vĩ nhân. Mày là thiên tài. Xuân Diệu có sống lại cũng phải đứng từ xa vái mày vì mày giỏi quá, siêu quá. Hoài Thanh còn sống gặp mày cũng phải tế mày như tế sao vì mày trác tuyệt quá. Mày tuyệt vời. Mày là đỉnh cao của trí tuệ...
Tôi cười, ngắt lời anh:
- Vừa ăn ớt cay quá à? Chửi gì mà ngoa thế?
- Ớt cái gì. Ngoa cái gì. Bài thơ đấy mà cũng ngồi thổi lên tận mây xanh được. Ối giời! Câu thơ người ta sửa lại có hồn vía, cựa quậy như thế, âm dương cân đối hài hòa như thế mà lại chê ỉ chê ôi, chê cứ như đúng rồi. Mày hay chữ nhỉ? Mày... đúng là thiên tài! Anh lạy thiên tài! Anh vái thiên tài!
Chẳng để tôi phân trần, anh cụp máy. Rồi chừng mươi phút sau, anh điện lại, tôi chưa kịp nói: -“Em nghe anh ơi,..” thì anh đã xối xả:
- Dạo này lại hăng máu đi bình thơ nữa chứ. Thích thể hiện là người tài giỏi đến thế cơ à? Ở đời phải biết mình là ai? Mình đứng ở chỗ nào? Đừng nên chết vì ngộ nhận.

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2019

10 LƯU Ý KHI CHỌN ĐẤT ĐỂ ĐẶT HUYỆT MỘ - Đặng Xuân Xuyến


       


           10 LƯU Ý KHI CHỌN ĐẤT ĐỂ ĐẶT HUYỆT MỘ

(Trích trong TÌM HIỂU VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG TRONG DÂN GIAN của Đặng Xuân Xuyến ; xuất bản năm 2007)

Hiện nay, sách về phong thủy và các bài viết hướng dẫn tìm thế đất tốt để đặt huyệt mộ khá nhiều nhưng các bài viết đó hay dùng các thuật ngữ của phong thủy, viết đã dài, lan man, lại không giải thích cụ thể, thậm chí dùng thuật ngữ còn sai.
Ví dụ: “Theo sách địa lý kim cổ ngôi huyệt đúng đất gọi là “huyệt trường”, phải có “tiền án”, “hậu trẫm” (thực ra là “tiền án hậu chẩm” (núi án phía trước, núi gối phía sau), tác giả đã dùng sai thuật ngữ) “tả long”, “hữu hổ”, tức là có những mô đất cao thấp tượng trưng cho án huyệt ao nước, tay long, tay hổ. Ngoài ra trước huyệt phải có “minh đường Thủy tụ” phía sau phải có “long mạch thu thúc”, phía ngoài phải có “bàng sa triều củng”, cốt phải có “tụ khí tàng phong”... Khiến người đọc thấy rối rắm, phức tạp, khó tiếp nhận thông tin cần thiết.
Vì thế, tôi tổng hợp và soạn 10 điểm lưu ý khi chọn đất để đặt huyệt mộ.
Nếu bạn không nhiều “tham vọng”, chỉ ước muốn “mồ yên mả đẹp” để con cháu được hưởng bình an, phú túc và phát phúc đều đều thì bài viết này có thể giúp bạn tự tìm thế đất tốt đặt huyệt mộ cho người quá cố, đáp ứng niềm mong mỏi của bạn.

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2019

CÁCH HÓA GIẢI NGÀY XẤU (HẮC ĐẠO) ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM - Đặng Xuân Xuyến


            


                 CÁCH HÓA GIẢI NGÀY XẤU (HẮC ĐẠO) 
                                                       ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM

(Trích từ: 1001 KIÊNG KỴ TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN của Đặng Xuân Xuyến ; Thanh Hóa ; 2010)

Không chỉ xưa mà nay, khi khởi sự những công việc quan trọng người ta thường cẩn trọng chọn ngày, kén giờ sao cho đúng vào giờ đẹp, ngày lành mới tiến hành để cầu mong sự tốt lành sẽ đến với con cháu, gia tộc nhưng việc chọn được ngày đẹp, không bị các sao xấu xâm phạm thì thật khó, mỗi tháng chỉ được vài ngày trong khi công việc lại cần kíp, không thể trì hoãn, nếu cứ câu nệ vào việc chọn ngày đẹp, giờ đẹp sẽ làm lỡ dở công việc, lỡ mất những vận may của mình, rồi thành sự nuối tiếc của bản thân và trở thành chuyện cợt nhả, mua vui của thiên hạ.
Hơn một lần chúng tôi đã lưu ý: Có thờ có thiêng có kiêng có lành nhưng cũng không nên quá câu nệ vào những kiêng kỵ mà làm lỡ dở công việc, lỡ mất vận may, trong khi công việc, nhất là vận may có khi chỉ đến một lần trong đời.
Vậy khi có việc cần kíp không thể trì hoãn mà gặp phải ngày - giờ xấu thì nên làm thế nào? Chẳng lẽ đợi tháng sau, năm sau mới tiến hành? Người viết lược soạn bốn (4) phép “hóa giải”, ngõ hầu giúp bạn đọc vẫn tiến hành công việc dù ngày giờ xấu nhưng kết quả cũng không đáng ngại.

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2019

Ừ! THÁNG TƯ... - Thơ Đặng Xuân Xuyến


       


Ừ! THÁNG TƯ...
(Kính tặng Văn sĩ Thái Quốc Mưu)

Ừ, tháng Tư rồi. Ừ, tháng Tư
Gió Xuân vét vớt vạt sương mù
Nụ cười se sẽ vương môi gượng
Xáo xác nẻo về nương cố hương.

Ừ, gượng mà quên... để gắng quên
Tháng Tư, rầu lắm, những ưu phiền
Người đi ríu bước người đưa tiễn
Thăm thẳm ngõ chiều mây xám trôi.

Hà Nội, 01 tháng 04.2019
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2019

SỢ ĐÊM - Thơ Đặng Xuân Xuyến


       


SỢ ĐÊM

- Này...
Cứ đêm là em rất sợ
Ngủ mình toàn gặp hoang mơ
Nhà em đèn luôn thắp sáng
Bão bùng chả thấy anh sang
Thế mà anh luôn hào sảng
Nhà bên tắt lửa buông rèm...

- Thì...
Ngủ với nhau một đêm
Ta nếm môi nhau một bận
Ta lần ngực nhau một bữa
Cho chừa cái nết sợ đêm.

- Gớm...
Nói sao mà hay hay thế
Rượu Cần chửa uống đã phê
Có giỏi thì sang ngay nhé
Đêm đêm liệu biết đường về...

Hà Nội, 21 tháng 01.2019
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

NGƯỜI ĐÀN ÔNG ĐỒNG TÍNH - Đặng Xuân Xuyến


        


       NGƯỜI ĐÀN ÔNG ĐỒNG TÍNH

(Trích trong ĐIỀM YẾU CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG MẠNH MẼ
của Đặng Xuân Xuyến ; Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin ; 2006)

Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, những bé trai đã được bố mẹ và gia đình rèn rũa, dạy bảo theo khuôn mẫu văn hóa truyền thống: Cương cường, dũng mãnh, lạnh lùng và quyết đoán. Có nghĩa, là đàn ông thì không được “bám váy” mẹ, không được “yếu đuối”, không được khuất phục trước bất kỳ khó khăn, trở ngại nào. Văn hóa truyền thống không chấp nhận quan điểm của các nhà tâm lý học hiện đại, như Elisabeth Badinter chẳng hạn, thừa nhận: “Giới tính nữ là giới tính cơ bản. Người nam được hình thành bằng sự đấu tranh với tính nữ nguyên thủy ngay từ khi còn trong bào thai. Vì giới tính nữ là giới tính cơ bản nên trong người đàn ông vừa có tính nam vừa có tính nữ. Muốn phát triển thành người đàn ông là một cuộc đấu tranh không ngừng ở mọi lúc.”. Trong những tác phẩm của mình, (đúng hơn là những công trình nghiên cứu khoa học) bà đã đưa ra những phác thảo về khuôn mẫu người đàn ông trong thế kỷ XXI đối lập khá nhiều với những gì mà văn hóa truyền thống đã khắc họa.

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

KIÊNG KỴ KHI ĐẶT TÊN - Đặng Xuân Xuyến


            


           KIÊNG KỴ KHI ĐẶT TÊN

Ngày 24 tháng 01 năm 2013, trên một status ở facebook, tôi viết:

1. Mình thấy:
“- Những người tên là LOAN nếu là nữ giới thì cơ bản là người sắc sảo (có phần đánh đá, ghê gớm) và thường không gặp may mắn trong hôn nhân.
- Những người tên là HIỀN nếu là nữ giới thì cơ bản là người không hiền (sắc sảo, đánh đá).
- Những người tên là XUYẾN thì dù là nam hay nữ cơ bản là người đa ngôn và đĩ ngầm (Hihi… Riêng mình không rơi vào trường hợp này).
- Những người tên là HOA thì dù là nam hay nữ cơ bản là người lành tính và ít nói (điều này ước chừng chỉ 60% thôi).
- Những người tên là HUỆ thì nếu là nam giới thì đa phần là người thật thà, nếu là nữ giới thì cơ bản là người đánh đá, ghê gớm.
Mình dùng từ cơ bản vì không phải 100% là người như thế.
Mọi người cùng thử chiêm nghiệm (cả các tên khác nữa) xem sao nhé.”
Nghĩ là viết vui vui, chắc chỉ vài người quan tâm tới mấy dòng status đó nhưng không ngờ những comment, những messenger gửi tới khá nhiều. Hôm nay, 24 tháng 01 năm 2019, facebook nhắc lại kỷ niệm “NGÀY NÀY CỦA 5 NĂM TRƯỚC”, đọc lại thấy hay hay, tôi tổng hợp, soạn thành bài hỏi đáp: KIÊNG KỴ KHI ĐẶT TÊN, góp vui cùng Quý bạn đọc khi đón Xuân về.

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2019

ĐẠO MẪU VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ TAM PHỦ, TỨ PHỦ QUA TRẬT TỰ CÁC GIÁ HẦU – Đặng Xuân Xuyến


     


ĐẠO MẪU VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ TAM PHỦ, TỨ PHỦ QUA TRẬT TỰ CÁC GIÁ HẦU 

(Trích trong VÀO CHÙA LỄ PHẬT - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT của Đặng Xuân Xuyến; xuất bản năm 2006)

Đạo thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời và rất thuần Việt. Nói đến Đạo Mẫu người ta có thể liên tưởng ngay đến việc tôn vinh những vị nữ thần tối cao mà người ta tôn là Thánh Mẫu hay Quốc Mẫu, tuy nhiên trong đạo thờ Mẫu, người ta không chỉ thờ riêng các vị Mẫu mà còn tôn thờ cả một hệ thống các vị thánh với một trật tự chặt chẽ (thể hiện trong các giá hầu đồng khi thỉnh các vị Thánh Mẫu, Chúa Bà, Quan Lớn, Chầu Bà, Quan Hoàng, Tiên Cô, Thánh Cậu...).
 Trong các đền phủ của Đạo Mẫu, luôn có rất nhiều ban thờ các vị thần thánh, nhất là NGỌC HOÀNG (thờ cúng với hai vị quan ở hai bên là Nam Tào và Bắc Đẩu), tuy nhiên khi thỉnh đồng người ta không thỉnh NGỌC HOÀNG mà người ta chỉ thỉnh các vị thánh sau:

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2019

ĐỌC “RÉT BÂN NHỚ MẸ”, NGÀY 8 THÁNG 3 - Đặng Xuân Xuyến


          
              Nhà thơ Hạt Cát Diệu Sinh Bùi Cửu Trường


       ĐỌC “RÉT BÂN NHỚ MẸ” - NGÀY 8 THÁNG 3


RÉT BÂN NHỚ MẸ

Rét Bân vương má con hạt mưa
Kiểu mưa Bân này dễ ho, mẹ ạ
Chân mẹ ấm không / rét Đài sương giá?
Tay mẹ cóng không / rét Lộc buốt tê?

Mẹ ơi!
Từ hồi Mẹ đi
quanh con hơ hoác trống.

Mưa Bân chắt lọc
từ li ti hương xuân rất trong
Tình mẹ ấm nồng
gom nhặt từ tháng ngày vất vả
tháng ngày ngược xuôi tất tả
lần hồi mẹ áo nâu sờn...

Mưa Bân rất tròn
mỏng dày xếp giọt
Trời thương Nàng Bân, Trời ban rét ngọt
Con xin Trời cho con nắng tươi
cho con thấy nụ cười
nhóng nhánh hạt na đen của mẹ.

Rét Bân rất nhẹ
Đủ lùa thông thống tháng ba.
Đủ cuốn tuổi đông con
về Mẹ chốn bao la
Tìm hơi ấm Mẹ.

Hà Nội, 08 tháng 03.2019
BÙI CỬU TRƯỜNG

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

CHUYỆN ANH CHÀNG ĐÀO HOA NỞ MUỘN - Đặng Xuân Xuyến


                


            CHUYỆN ANH CHÀNG ĐÀO HOA NỞ MUỘN

Anh sinh năm 1953, ở Hà Nội, giàu lắm, có mấy cái nhà mặt phố cho thuê, toàn cỡ vài chục triệu/tháng nhưng đường vợ con của anh thì lận đận lắm. Đến tận năm anh rất luống tuổi mới biết yêu, nên vội cưới. Nghe em rể anh kể, thì “chị” sinh năm 1984, hình thức cũng thuộc diện xinh gái, khéo ăn khéo nói, người Hà Nội, gia đình cũng khá giả, kém anh “chỉ có” 31 tuổi, mà anh là con trưởng, lại ở thế độc đinh, xưa tới đó chưa từng biết chuyện gái gú là gì nên cả gia đình gật đầu tắp lự khi anh đưa “chị” về ra mắt, tuyên bố sẽ cưới “chị” làm vợ. Cưới được hơn năm, “chị” sinh cho anh cậu ấm, giống anh như tạc nhưng chả hiểu sao từ ngày sinh được cậu ấm, “chị” đâm ra đổ đốn: Cãi bạt mạng khi anh nhắc nhở chuyện a, chuyện b trong văn hóa ứng xử; chị còn tự mình đặt ra quy định thế này thế kia với họ hàng ruột thịt của anh trong khi anh là người làm ra tiền, là người đang “cầm chịch” lễ nghi của dòng họ. Cãi nhau vài bận, chị đâm đơn ra tòa. Anh gật đầu cái rụp. Cũng chẳng cần ý kiến của tòa, anh hâm hâm đề xuất: Phụ cấp 10 triệu/tháng cho cậu ấm, đưa luôn cả 17 năm 3 tháng (thời điểm cậu ấm tròn 18 tuổi) cho gọn. “Chị” đề xuất anh chi thêm mấy trăm triệu để “chị” mua tạm ngôi nhà nho nhỏ làm nơi tá túc. Anh gật đầu rụp cái trước tòa, nhất trí chi thêm cho “chị”, tổng cộng tròn 3 tỷ. Mọi người trách anh hâm. Anh cười: Đằng nào cũng chi cho con nên đưa luôn cả thể cho gọn. Mọi người nhắc anh cẩn thận kẻo “người đàn bà” đó lợi dụng cậu ấm để rút ruột, “trả thù”. Anh hô hố cười, rồi mắng mọi người lo xa, khẳng định như đinh đóng cột sẽ không có chuyện đó.

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2019

LÀM QUAN - Thơ Đặng Xuân Xuyến


     
Hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn


LÀM QUAN
(Nhân đọc về hậu thương vụ AVG)

Oách nhất thời nay nghề làm quan
Ngông nghênh một cõi trổ tài gian
Tiền dân thỏa chí lèn chặt túi
Kế bẩn mưu hèn mặc dân than.

      Hà Nội, 24 tháng 02.2019
       ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2019

THƯA CHUYỆN CÙNG BẠN ĐỌC... VỀ BÀI VIẾT CỦA ÔNG NGUYÊN LẠC - Đặng Xuân Xuyến


              


          THƯA CHUYỆN CÙNG BẠN ĐỌC... 
          VỀ BÀI VIẾT CỦA ÔNG NGUYÊN LẠC

Thật sự là tôi không thích đọc những bài viết chuộng lối "tầm chương trích cú" nên ngày 14 tháng 02 năm 2019, khi nhà thơ La Thụy gửi qua email, ngó thấy tên tác giả bài viết là Nguyên Lạc, tôi liền nhấn chuột thoát ra để vào đọc thư khác. Sở dĩ như vậy là vì gần đây, vào cuối năm 2018, vô tình đọc 2 bài viết của tác giả Nguyên Lạc, cũng do nhà thơ La Thụy gửi qua email, tôi đã phát hãi khi phải đọc những đoạn "tầm chương trích cú" mà nhiều người đã biết hoặc không cần phải biết, được ông Nguyên Lạc sử dụng na ná kiểu "Sơn Đông mãi võ", “lên gân dạy đời” dành cho những nạn nhân không chỉ là nhà phê bình văn học Châu Thạch, nhà thơ Phạm Ngọc Thái hay Giáo sư Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại, Phó giáo sư Phó tiến sĩ Bùi Hiền,... mà với tất cả những ai đọc 2 bài viết đó.

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

MẤY LỜI TÂM SỰ - Châu Thạch


         
                Nhà bình thơ Châu Thạch


          MẤY LỜI TÂM SỰ
          (Nhân nhà thơ Nguyễn Đăng Hành nói về Châu Thạch)

Vừa ăn Tết xong, mồng mấy Tết không nhớ, nhà thơ Đặng Xuân Xuyến điện thoại cho Châu Thạch. Sau vài lời chúc tết, nhà thơ hỏi:
- Chú đã đọc bài “Tưng Tưng bảy chuyện cùng…Nguyễn Đăng Hành” chưa ạ?.
- Hả, mấy bữa nay bận lo Tết quá nên chú chưa đọc.
- Chú đọc đi, trong đó có nhắc về chú đấy ạ.
- Ừ, để chú đọc bây giờ.
Thế là tôi ngồi vào máy vi tính mở trang web dangxuanxuyen.blogspot.com và tìm đọc bài nầy. Bài nầy Đặng Xuân Xuyến chép lại những lần trao đổi giữa anh với nhà thơ Nguyễn Đăng Hành, bàn luận về các nhà thơ, trong đó tôi có biết vài người chớ chưa quen ai cả. Châu Thạch tôi cũng hân hạnh được đề cập đến hai lần. Lần thư nhất hai người nói về Châu Thạch như sau:

 “Mươi hôm sau, anh (tức Nguyễn Đăng Hành) điện cho tôi, vẻ rụt rè:
- Anh hỏi câu này, chú trả lời thật nhé. Bài "Ẩm trời" của chú, đáng mấy điểm.
Tôi có chút ngập ngừng:
- Tự chấm điểm thì em không biết cho điểm mấy nhưng bài đó cũng thường thôi, không thể là hay.
Anh ồ lên, lanh lảnh:
- Vậy mà bác Châu Thạch khen hết lời.
Tôi cười, nửa phân trần:
- Chú Châu Thạch khen hay ở phong cách tỏ tình mới lạ, bạo liệt chứ không khen bài thơ "Ẩm trời" hay.
Anh chậm rãi:
- Anh nghĩ bác Châu Thạch vì quý người mà quý thơ. Bác Châu Thạch nhiều bài bình rất sâu, rất hay, anh rất phục nhưng đọc mấy bài bình kiểu quý người quý thơ như thế không sướng.”

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

“TƯNG TỬNG” 7 CHUYỆN... CÙNG NGUYỄN ĐĂNG HÀNH - Đặng Xuân Xuyến

        


“TƯNG TỬNG” 7 CHUYỆN... CÙNG NGUYỄN ĐĂNG HÀNH

1.

Khi đọc Trần Đăng Khoa viết về tâp "Bảy Sắc Mơ" của Ái Nhân (Bùi Cao Thế) đăng trên trang blog Đặng Xuân Xuyến, nhà thơ Nguyễn Đăng Hành mắng tôi đã hùa vào với nhà thơ Trần Đăng Khoa để bêu xấu bạn anh - Ái Nhân Bùi thi sĩ:

- Cả bài dài hàng mấy nghìn chữ, lão Khoa không thèm đả động đến 1 câu thơ của tay Thế “hâm”, toàn tán hươu tán vượn về bùa mê thuốc lú của nàng thơ với mấy thằng dở người,... khác đếch gì lão Khoa chửi tay Thế đã không biết làm thơ còn mắc bệnh ngộ chữ. Chú là chỗ anh em đồng hương với tay Thế, không gạt bài ấy đi mà lại hùa vào với lão Khoa, đưa bài lên trang web làm trò cười cho thiên hạ?

Tôi phân trần:
- Em điện cho anh Thế, nói bài của anh Khoa rất hay, nhưng trang nhà không có mục thư giãn cuối tuần ... Anh Thế bảo kệ, cứ đưa lên cho vui. Em biết làm sao?

Anh mắng xối xả:
- Chú ngụy biện. Sao chú không nói toẹt ra bài ấy Trần Đăng Khoa “chê khéo” Bùi Cao Thế là không biết làm thơ.

Rồi anh đột ngột đổi chuyện:
- Trang Văn đàn Nguyễn Nguyên Bảy giới thiệu 3 bài thơ: Quê Nghèo, Dấu Hỏi và Hồn Quê của chú in trong tập sách "Thơ Và Bạn Thơ 8", ghi là tác giả gửi đăng, không ghi người chọn như các tác giả khác. Chú gửi bài để đăng trong tập sách đó à?

Tôi trả lời:
- Em gửi bài đăng trên trang đó cho vui chứ không gửi để in "Thơ Và Bạn Thơ". Chắc chú Bảy chọn mấy bài đó đưa vào.

Anh trầm giọng:
- Các tác giả khác thì ghi người chọn nhưng với chú lại ghi tác giả gửi đăng, có phải chủ ý để người đọc hiểu sai về chú...

Tôi cười lớn:
- Anh cứ quan trọng hóa vấn đề. Chú Bảy không có ý đó đâu.

Anh lẩm bẩm: - Chú thật thà quá. Rồi cụp máy

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2019

THẦY PHONG THỦY BÙI ĐỒNG VÀ NHỮNG COMMENT BÌNH THƠ - Đặng Xuân Xuyến


         


THẦY PHONG THỦY BÙI ĐỒNG VÀ NHỮNG COMMENT BÌNH THƠ

Trên trang facebook cá nhân, ngày 28 tháng 10 năm 2018, tôi viết vài dòng kệ:

Ngẫu hứng bình thơ thiên hạ
Tấm lòng thấu cảm bật ra
Dở hay mặc người bình bán
Cứ là hồn nhiên như tiên

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2019

CHÀNG LÙN NỂ VỢ - Truyện ngắn Đặng Xuân Xuyến


        

        CHÀNG LÙN NỂ VỢ

Về làm hàng xóm với nhau từ năm 1998, cũng ngót ngét 20 năm. Gặp nhau vẫn tươi cười chào hỏi, đẩy đưa mấy câu thân tình chẳng động chạm tới ai, kiểu con gà nhà em sáng nay bị cúm, con lợn nhà anh tối qua biếng ăn... Đôi khi hứng chí còn đấm lưng nhau thùm thụp, rồi nắc nẻ cười, có lúc bá vai nhau, mời nhau chén trà, điếu thuốc, chú chú anh anh ầm ĩ cả góc phố. Ấy vậy mà anh tên gì, bao nhiêu tuổi, nhà số bao nhiêu lão cũng chịu. Không phải lão ra vành ra vẻ, vì lão chả có gì để lên mặt ta đây. Lão không biết tên tuổi của anh, số nhà của anh chỉ vì bản tính của lão vốn ngại giao tiếp, lại thêm trí nhớ có vấn đề, cứ nhớ nhớ quên quên nên càng ngại quan tâm lý lịch của người hàng xóm. Lão sợ chuyện ông A “muốn yêu vợ” nhưng bị vợ “cấm vận”, lâu ngày, quá bí bách nên đêm đến lẩn ra đường Giải Phóng tìm mấy em có thói quen “tạo dáng bên gốc cây” để “tâm sự” cho “thoáng trên thông dưới” nhầm thành chuyện ông A “cấm vận” vợ khiến bà vợ bứt rứt phải nhảy sang nhà hàng xóm, thách ông hàng xóm “có giỏi thì đọ vòng eo” xem eo ai nhỏ hơn... Nếu thế thì thành to chuyện. Loạn phố Nguyễn Văn Trỗi. Lão chỉ có mỗi một cái đầu, chả dại.