BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn ÂM NHẠC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ÂM NHẠC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

CHÚA GIÊSU VÀ PHẠM DUY - Đào Hiếu

Nguồn:
https://daohieu.wordpress.com/2013/02/01/tan-uoc-hau-hien-dai/ 
                                 (Tân ước hậu hiện đại)


Nhà văn Đào Hiếu, tên khai sinh: Đào Chí Hiếu.
Các bút danh khác: Biển Hồ, Đào Duy.
Hiện ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Wikipedia
Sinh: 10 tháng 2, 1946 (tuổi 72), Tây Sơn
Học vấn: Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn (1972)

  
 KỶ NIỆM NGÀY MẤT CỦA NHẠC SỸ PHẠM DUY 27/1/2013

         CHÚA GIÊSU VÀ PHẠM DUY
                                                Tác giả Đào Hiếu

Trên đường đi xuống trần gian, Chúa Giêsu nhìn thấy một đám đông những người đứng tuổi, ra dáng quan chức, trí thức, nghệ sĩ, đang vây quanh một ông già tóc bạc trắng. Họ vừa la hét vừa ném đá. Ông già nọ lúc đầu còn đưa tay đỡ nhưng sau khi bị trúng mấy cú vào đầu thì quỵ xuống, nằm trên bãi cỏ.
Giêsu đứng lặng người một lúc rồi chậm chạp bước đến, đi vào giữa đám đông.
Ngài cúi xuống, lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ vẫn không ngừng ném đá nên Ngài ngẩng lên và bảo họ:

“Ai trong các ngươi cảm thấy mình có công với dân tộc Việt Nam hơn Phạm Duy thì hãy ném đá ông ấy. Còn nếu ai trong các ngươi cảm thấy công lao của mình thua kém Phạm Duy thì hãy im lặng, suy gẫm.”

“Và kẻ nào đang cướp đất của dân, cướp tiền bạc, mồ hôi nước mắt của dân, cướp tự do của dân thì hãy cúi mặt xuống. Các ngươi không có tư cách để đánh giá Phạm Duy.”

“Ta phong thánh cho người nhạc sĩ tài hoa ấy. Các ngươi sẽ bị nhân dân quên lãng nhưng Phạm Duy thì luôn ở trong hoài niệm của dân tộc Việt Nam. Các ngươi sẽ bị lịch sử ném vào sọt rác nhưng Phạm Duy đã được dựng tượng đài trong mỗi trái tim.”

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

BI KỊCH TRỊNH CÔNG SƠN – Trịnh Cung

Nguồn:
https://nhactrinh.vn/bi-kich-trinh-cong-son/

                 (Ghi theo lời của Trịnh Cung trong một buổi nói chuyện ngày 4-4-2001)

             BI KỊCH TRỊNH CÔNG SƠN – Trịnh Cung

Tôi gặp Trịnh Công Sơn vào năm 1956 tại Huế, lúc đó Sơn khoảng 17 tuổi và tôi 18 tuổi. Chúng tôi chơi với nhau vì cùng tâm hồn thi ca, và bởi vì lúc đó tôi chưa hề là họa sĩ.
Sơn thích thơ của tôi và đã phổ bài “Cuối cùng cho một tình yêu” năm đó. Trước đó, Trịnh Công Sơn đã viết “Ướt Mi”, “Thương một người”“Nhìn những mùa Thu đi”. Ngôn ngữ của “Ướt Mi”, “Thương một người”“Nhìn những mùa Thu đi” còn nhẹ nhàng, và còn có gì đó ảnh hưởng của Đặng Thế Phong trong “Giọt Mưa Thu” hoặc “Buồn Tàn Thu” của Văn Cao, nhưng đến khi Sơn phổ nhạc bài thơ của tôi, nhạc của Sơn bắt đầu một chương khác, do ngôn ngữ của bài thơ lúc đó rất là mới. Tôi đã dùng những chữ “đói”, “mỏi” trong thơ, mà lúc này Sơn lại thích bài thơ đó. Tuy nhiên theo tôi, bài Diễm Xưa của Sơn mới là mở đầu của một Trịnh Công Sơn hoàn toàn mới lạ và cực kỳ hấp dẫn trong nhạc trẻ, giới trẻ hồi đó.

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2019

ÁO TRẮNG - Thơ Nhã My, nhạc và hòa âm Trần Nhàn


       
                    Nhà thơ Nhã My                      


ÁO TRẮNG

Ngày xưa anh vu vơ
Đón em giờ tan học
Mặc cho ai làm ngơ
Anh trở về vẫn nhớ

Anh thương tà áo trắng
Trinh nguyên tuổi học trò
Tuổi chưa biết âu lo
Ngây thơ nhiều mộng ước

Anh cùng ai cất bước
Sao chẳng nói một lời
Em lẳng lặng đi về
Trắng một trời hoa mộng

Anh phương trời lận đận
Làm sao nói tiếng yêu
Aó ai trắng trời chiều
Vương vương nhiều mộng ước
Em hồn nhiên cất bước
Đâu biết người trông theo

Ngày cứ ngày đi qua
Em khoe tà áo mỏng
Trắng cả trời ban trưa
Gio lùa trêu khóm lá
Anh nghe hồn đong đưa

Rồi nay tà áo trắng
Không biết về nơi đâu
Để anh ngồi thương nhớ
Nghe mưa buốt giọt sầu

                       Nhã My                      
                        (1972)


       

Thơ: Nhã My
Nhạc và hòa âm: Trần Nhàn
Ca sĩ Châu Thùy Trang trình bày

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

NGHE VÀI CA SĨ HÁT “ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI” - Phạm Đức Nhì


    
                      Tác giả Phạm Đức Nhì

NGHE VÀI CA SĨ HÁT “ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI”

Lời Nói Đầu

Trong thời gian viết bài Bàn Về Chữ “Buông” Của Trịnh Công Sơn Trong “Để Gió Cuốn Đi” (1), để có thể thấm và phần nào hiểu ý của nhạc sĩ, tôi đã vào Google nghe đi, nghe lại bản nhạc được nhiều ca sĩ khác nhau hát. Với bài viết ngắn này tôi không có ý định bàn đến sự hay dở của chất giọng cũng như khả năng thể hiện của ca sĩ mà chỉ bàn đến hai trường hợp thay đổi lời ca và vài trường hợp chọn cách kết thúc bản nhạc hơi khác thường. Mục đích để tìm hiểu xem là làm như vậy ca sĩ đã đến gần hay đi xa - thậm chí “đi lạc” – ý chính của bản nhạc.
Do chỉ chọn một số ca sĩ rất ngẫu nhiên khi gõ “để gió cuốn đi” trên Google, những ca sĩ khác, cũng ở vào trường hợp tương tự nhưng không được (bị) chọn là ngoài ý muốn của người viết.

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

Ở VN, CŨNG NGHE MINH HỌA KIỀU CỦA NHẠC SĨ PHẠM DUY… - Đỗ Hùng

Nguồn:
https://vietbao.com/a73279/o-vn-cung-nghe-minh-hoa-kieu-cua-nhac-si-pham-duy

 
                                    Nhạc sĩ Phạm Duy

Ở VN, 
CŨNG NGHE MINH HỌA KIỀU CỦA NHẠC SĨ PHẠM DUY…

(Bài viết năm 2002, trước khi nhạc sĩ Phạm Duy được phép về VN).

Tôi là một người yêu nhạc của Phạm Duy từ hồi còn rất bé. Đã hơn ¼ thế kỷ trôi qua, ở Việt Nam, dù những ca khúc do ông soạn hoàn toàn cố tình "bị vắng bóng" trên các phương tiện thông tin đại chúng như radio, TV, báo chí… nhưng trong các quán nhạc hay phòng trà, trong các gia đình, âm nhạc của ông vẫn còn, người ta vẫn nghe, vẫn thuộc, vẫn chép lại lời nhạc và quảng bá cho nhau…
Năm nay nhạc sĩ Phạm Duy đã 81 tuổi. Ông là một nhân vật có "tài nghệ siêu quần" hay là "võ nghệ tuyệt luân" của đất nước Việt Nam trong lãnh vực nghệ thuật. Người ta đã viết và đã nói về ông quá nhiều, tôi mường tượng hình như nhạc sĩ Phạm Duy là người đã để cho "chảy nhiều mực và tốn nhiều giấy" nhất trong lịch sử văn hóa nghệ thuật của nước Việt Nam đương đại…

Ở Việt Nam, tôi cũng có nghe ngóng và theo dõi từng "đường đi nước bước" của nhạc sĩ Phạm Duy ở nước ngoài (điều mà từ năm 1975 đến giờ tôi vẫn làm). Tôi chờ đợi từng ngày Minh Họa Kiều II ra mắt như lời ước hẹn của ông khi Minh Họa Kiều I xuất hiện cách đây vài năm… Những nhạc khúc ông viết ra ở bên kia quả địa cầu, chắc ông cũng không ngờ rằng ở quê nhà có nhiều người âm thầm đi tìm kiếm, sưu tầm, gìn giữ quý giá tưởng như không gì còn quý hơn thế nữa. Tôi là một trong số rất nhiều người Việt Nam ở quốc nội đã làm công việc đó…



Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

THI SĨ HOA ĐẤT NẮNG LÀ AI ? - Đỗ Hùng

Nguồn: http://thonnu.blogtiengviet.net/2011/01/15/hi_sau_hoa_a_aoct_naorng_la_ai

          
                        Tác giả Đỗ Hùng


THI SĨ HOA ĐẤT NẮNG LÀ AI ?
                                           Đỗ Hùng

Trong tập nhạc Kỷ Vật Của Chúng Ta của nhạc sĩ Phạm Duy (hình như) do Nhà xuất bản Gìn Vàng Giữ Ngọc phát hành vào khoảng đầu thập niên 1970, có một ca khúc tựa đề là Đi Vào Quê Hương, phổ thơ Hoa Đất Nắng.
Ca khúc này đã được các chị Diễm Chi, chị Khánh Ly trình bày và được phát trên làn sóng của đài phát thanh Sài Gòn.
Trong hồi ký của nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ đã xếp loại những ca khúc ra đời trong giai đoạn này (khoảng giữa thập niên 60) là Tâm Phẫn Ca. Bài hát khá hay, vả lại khi các chị Diễm Chi, Khánh Ly đã chọn bài để trình bày thì thường thường là bài... phải hay mới được (!) Chúng ta có thể nghe lại ở đây…
Tôi xin phép chép lại lời của bài hát đó để quý vị tham khảo:

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

"ĐƯỜNG VỀ BÌNH TUY" NHẠC TRÚC PHƯƠNG - Trần Hữu Ngư




     ĐƯỜNG VỀ BÌNH TUY
                            Trần Hữu Ngư
      *Kính tặng những bạn bè tôi ở Bình Tuy trước 1975

Tôi đã từng viết rất nhiều bài hát của không ít nhạc sĩ, nhưng không hiểu tại sao “Tôi không cảm nhận được một bài hát của quê hương mình?”, tôi muốn nói đến nhạc phẩm “Đường về Bình Tuy” của nhạc sĩ Trúc Phương. Nếu nói không quá lời, thì đây là một tác phẩm viết về Bình Tuy được cho là “tuyệt tác” vì sau đó có năm ba bài hát khác cũng viết về Bình Tuy, nhưng làm sao mà “địch” nỗi “Đường về Bình Tuy” (nó ra đời một thời gian ngắn rồi chết không kịp ngáp). “Đường về Bình Tuy” sáng tác của nhạc sĩ Trúc Phương - một ông vua Boléro - đã gắn bó một thời gian khá dài trên mảnh đất “lắm người nhiều ma sống” được thành lập khá muộn so với tác tỉnh khác, tách ra từ tỉnh Bình Thuận từ 1957. Ngày ấy, Trúc Phương đến Bình Tuy trong Đoàn Văn công Nha Công tác Miền Thượng. Tiếc rằng không ai còn nhớ Trúc Phương đến Bình Tuy năm nào, cũng như ngày ông rời khỏi Bình Tuy? Và cũng tiếc rằng những người quen thân với Trúc Phương đã qua đời, còn tôi, còn rất nhỏ.

          

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2018

“TÌM VỀ KỶ NIỆM” VỚI “NỮ HOÀNG NHẠC PHÁP” THANH LAN - Đằng Giao

FOUNTAIN VALLEY, California (NV) – Có nhiều sự bất ngờ thích thú chờ đón khán giả trong chương trình nhạc thính phòng “Tìm Về Kỷ Niệm” lúc 7 giờ tối Thứ Bảy, 31 Tháng Ba, tại Saigon Performing Arts Center, 16149 Brookhurst St., Fountain Valley, CA 92708.
Góp mặt trong chương trình nhạc thính phòng “Tìm Về Kỷ Niệm” là các ca sĩ Thanh Lan, Tuấn Ngọc, Vũ Khanh, Diễm Liên, Lưu Việt Hùng, Lilian, Ngọc Như Trâm. Chương trình do trung tâm Blue Ocean Mucsic tổ chức.

             “TÌM VỀ KỶ NIỆM” VỚI 
             “NỮ HOÀNG NHẠC PHÁP” THANH LAN     
                                                                      Đằng Giao

              
                                    Ca sĩ Thanh Lan 
                          (Hình Thanh Lan cung cấp)

“Làm show nhạc ‘sống’ đã lâu rồi, nhưng ‘Tìm Về Kỷ Niệm’ là chương trình có rất nhiều điều mới lạ lần đầu tiên sẽ diễn ra,” anh Andy Thanh, MC kiêm trưởng ban tổ chức, hãnh diện nói với phóng viên nhật báo Người Việt.
Anh giải thích: “Lần đầu tiên ca sĩ Thanh Lan song ca với ca sĩ Vũ Khanh trước khán giả, và cũng là lần đầu tiên chị ấy song ca với ca sĩ Tuấn Ngọc.”
Thêm một “lần đầu tiên” nữa là cả ba ca sĩ Thanh Lan, Vũ Khanh và Tuấn Ngọc cùng trình diễn  “live” trong một liên khúc.
Đặc biệt, chương trình xoay quanh Thanh Lan. “Chính chủ đề ‘Tìm Về Kỷ Niệm’ cũng do chị Thanh Lan đặt đó,” anh nói.

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

NGƯỜI VỀ SÔNG TƯƠNG - Trần Kiêm Đoàn

Tin Melbourne - Một trong những nhạc sĩ lão thành của Việt Nam, nhạc sĩ Văn Giảng tên thật là Ngô Văn Giảng, pháp danh Minh Thông, vừa từ trần tại Melbourne, Úc Đại Lợi ngày 9 tháng 5 năm 2013, hưởng thọ 89 tuổi. Tang lễ được cử hành tại chùa Quang Minh vào ngày 12 & 13-05-2013, sẽ được hỏa táng vào lúc 8 giờ sáng ngày Thứ Ba 14-05-2013. Xin giới thiệu bài viết của tác giả Trần Kiêm Đoàn về vị nhạc sĩ tài danh này

        
                         Nhạc sĩ Văn Giảng (Thông Đạt)
    

         NGƯỜI VỀ SÔNG TƯƠNG

          Thầy Ngô Văn Giảng vừa tạ thế tại Úc, hưởng thọ 89 tuổi. Tin buồn loan ra, tôi bâng khuâng nhớ về 54 năm trước, năm 1959, thầy là giáo sư âm nhạc của chúng tôi tại trường Hàm Nghi, Huế. Thuở ấy, thầy mới ngoài 30, dáng điệu phương cường, đi chiếc xe gắn máy hiệu Zunndapp của Ðức nổ bịch bịch nổi bật cả sân trường.
            Tôi còn nhớ ngày đầu tiên khi Thầy bước vào lớp đệ Thất B1 của chúng tôi, trò Trương Phước Ni bắt tay làm loa đứng dậy chào thầy bằng câu: “Ðường trường xa muôn vó câu bay dập dồn…” Thầy cười rất tươi cho cả lớp, nhưng cũng lập nghiêm nhìn chú học trò rắn mắt ở dãy bàn cuối lớp. Ðây là câu mở đầu của hùng ca Lục Quân Việt Nam, một trong những bài ca mang tiết điệu hành khúc, hùng tráng nổi tiếng nhất của Thầy – nhạc sĩ Văn Giảng – như Thúc Quân, Ðêm Mê Linh, Qua Ðèo, Nhảy Lửa…
            Thầy đã là một nhạc sĩ thành danh, nổi tiếng trong cả nước, trước khi trở thành giáo sư âm nhạc của trường Hàm Nghi. Nhưng nhiều người chỉ biết Văn Giảng qua những bản hùng ca. Bởi thế, vào mấy năm đầu thập niên 1950, khi bản nhạc để đời của Thầy, Ai Về Sông Tương, trở thành một bản tình ca thời danh với tên tác giả là Thông Ðạt thì ít ai để ý rằng, trong góc khuất của những tâm hồn nghệ sĩ thì bên cạnh nhịp đời hào hùng vươn tới vẫn có tiếng thở dài chan chứa điệu buồn.

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

NGUYỄN TRỌNG TẠO NÓI GÌ VỀ PHẠM DUY - Trịnh Sơn thực hiện

Nguồn :  

         
                           Nhà thơ trẻ Trịnh Sơn và nhạc sĩ Phạm Duy

          NGUYỄN TRỌNG TẠO NÓI GÌ VỀ PHẠM DUY
                                                                             Trịnh Sơn

Tapchitiengquehuong - Chiều 27.01.2013, ngay sau khi biết tin NS Phạm Duy qua đời, nhà thơ trẻ Trịnh Sơn làm ngay một phỏng vấn với nhạc sĩ- họa sĩ-  nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và mail ngay cho Tiếng Quê Hương nhưng do trục trặc đường truyền, đến chiều nay, 29.01 TQH mới nhận được.

Xin chào nhạc sĩ – thi sĩ Nguyễn Trọng Tạo! Anh có nghĩ rằng mình sẽ tổ chức hoặc tham gia một sự kiện liên quan (thuộc về) âm nhạc mang tính chất dữ dội như đám tang Phạm Duy?
- Không bao giờ!

Anh có mặt ở đám tang Trịnh Công Sơn?
- Ngày anh Sơn mất, tôi ở Hà Nội, phải viết đến 3 bài báo về anh ấy. Khi người ta tiễn anh Sơn ở Sài Gòn thì tôi và Nguyễn Thụy Kha lo chuẩn bị làm đêm nhạc “Tưởng nhớ Trịnh Công Sơn” ở Hà Nội sau 1 tuần anh ấy mất. Đó cũng là một cách đưa tiễn vậy.

Anh có từng nghe những lời đánh giá của Phạm Duy về nhạc Trịnh, nhạc Lê Uyên Phương, nhạc Ngô Thụy Miên?
- Tôi đọc điều đó trong hồi ký của Phạm Duy.

Có lẽ, chẳng ai muốn tự đánh giá về mình nhỉ. Nếu Phạm Duy đánh giá về nhạc Nguyễn Trọng Tạo, theo kiểu như Trịnh thì “nhu nhược”, Lê Uyên Phương thì “dục tính cao”…, anh nghĩ nhạc sĩ của Bà mẹ Gio Linh rát bỏng này sẽ dành lời nào với mình?
- Chắc họ Phạm không bao giờ chấp đến tôi.

Ngoài lề một chút, anh có nghe Phạm Duy trước khi anh sáng tác các nhạc phẩm nổi tiếng như Khúc hát sông quê, Làng quan họ quê tôi, Đôi mắt đò ngang,…?
- Tôi không được nghe nhiều ca khúc Phạm Duy.

Anh có gặp gỡ Phạm Duy?
- Tôi gặp Phạm Duy từ khi chưa gặp, nghĩa là “gặp giọng nói” khi ông ấy gọi điện thoại từ Mỹ về cho tôi. Rồi sau đó thỉnh thoảng gặp họ Phạm những dịp ông ấy hẹn.

Tôi từng nghe anh ngợi ca rằng, nhạc Phạm Duy là thứ không thể thiếu trong kho tàng văn hóa Việt Nam? Như Truyện Kiều trong tiếng Việt?
- Tôi có nói thế à? Câu trả lời này có vẻ giống Phạm Duy, nhưng có lẽ không giống về chất.